Trang chủ Tin tức Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?

Bởi: ecus.net.vn - 16/09/2024 Lượt xem: 121 Cỡ chữ tru cong

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là một phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình giao thương quốc tế. Kinh tế càng mở cửa, hoạt động xuất nhập khẩu càng phát triển, nguy cơ tổn thất, rủi ro mất mát trong quá trình vận chuyển hàng hóa cũng tăng lên. Bảo hiểm hàng hóa chính là công cụ bảo vệ tốt nhất cho doanh nghiệp trước những tổn thất này.

 

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Khái niệm bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.

 

1. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?

 

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là sự cam kết bồi thường của đơn vị bảo hiểm đối với hàng hóa nếu không may hàng hóa gặp những vấn đề rủi ro, gây thiệt hại, mất mát trong quá trình vận chuyển.

 

Cụ thể, đơn vị bảo hiểm sẽ bồi thường cho hàng hóa trong trường hợp hàng hóa bị tổn thất, hư hại do các nguyên nhân thiên tai hoặc do ảnh hưởng của quá trình vận chuyển đến quốc gia khác.

 

Việc mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ góp phần giảm thiểu tối đa tổn thất trong trường hợp không may xảy ra sự cố. Bảo hiểm đảm bảo cho doanh nghiệp sẽ nhận được một khoản bồi thường cụ thể theo hợp đồng trong trường hợp xảy ra sự cố.

 

Tuy nhiên, điều quan trọng doanh nghiệp cần lưu ý là bảo hiểm này không có khả năng ngăn chặn sự cố xảy ra. Bản chất của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là nếu không mua bảo hiểm, doanh nghiệp sẽ phải chịu tổn thất lớn hơn khi gặp rủi ro trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa.

 

>> Tham khảo: Hợp đồng xuất nhập khẩu.

 

2. Phân loại, phạm vi và mục đích bảo hiểm xuất nhập khẩu hàng hóa

 

Các vấn đề cần lưu ý khi mua bảo hiểm xuất nhập khẩu

Các vấn đề cần lưu ý về bảo hiểm hàng hóa XNK.

 

Trước khi thực hiện mua bảo hiểm xuất nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp cần nắm vững một số vấn đề sau đây:

 

2.1. Các loại bảo hiểm xuất nhập khẩu hàng hóa

 

Trong lĩnh vực bảo hiểm xuất nhập khẩu, có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ bảo hiểm hàng hóa với nhiều chính sách khác nhau và với nhiều mức phí:

 

- Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển.

 

- Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường bộ.

 

- Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường sắt.

 

- Bảo hiểm xuất nhập khẩu hàng hóa đường hàng không.

 

>> Tham khảo: Bộ chứng từ xuất nhập khẩu.

 

2.2. Phạm vi bảo hiểm xuất nhập khẩu hàng hóa

 

Căn cứ theo Quy tắc chung do Bộ Tài chính ban hành năm 1982, quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển, quy định hợp đồng bảo hiểm có thể ký kết theo 3 loại điều kiện A, B, C như sau:

 

- Nguyên nhân trực tiếp:

 

+ Hy sinh tổn thất chung: Loại A, B, C.

 

+ Ném hàng khỏi tàu (vứt hàng xuống biển trong khi vận chuyển): Loại A, B, C.

 

+ Thất lạc hàng hóa do tàu mất tích (trừ trường hợp hàng hóa bị cướp): Loại A, B, C..

 

+ Nước cuốn trôi hàng hóa khỏi tàu: Loại A, B.

 

+ Nước tràn vào tàu, xà lan, hầm hàng hoặc nơi chứa hàng (trừ trường hợp nước mưa): Loại A, B.

 

+ Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi trong quá trình bốc xếp: Loại A, B.

 

+ Thủy thủ đoàn chủ ý phá vỡ hàng: Loại A.

 

+ Cướp biển: Loại A.

 

+ Các rủi ro khác (mất trộm, mất cắp, hư hỏng, cong, bẹp, đổ vỡ, không giao hàng, thiếu hàng…l): Loại A.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

 

- Các nguyên nhân gián tiếp:

 

+ Cháy, nổ: Loại A, B, C.

 

+ Phương tiện vận chuyển bị mắc cạn, đắm, lật úp: Loại A, B, C.

 

+ Phương tiện di chuyển bị va chạm, đâm phải các vật cản trên đường đi (không tính vật cản là nước): Loại A, B, C.

 

+ Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp mặt: Loại A, B, C.

 

+ Phương tiện vận chuyển bằng đường bộ bị lật đồ hoặc trật bánh trong quá trình di chuyển: Loại A, B, C.

 

+ Động đất, núi lửa hoặc hàng hóa bị sét đánh trong quá trình vận chuyển: Loại A, B.

 

>> Tham khảo: Quy trình cấp giấy phép xuất nhập khẩu.

 

2.3. Mục đích của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

 

Doanh nghiệp cần mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vì các lý do sau:

 

- Giảm thiểu rủi ro: Việc vận chuyển hàng hóa đường biển thường tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn vận chuyển trên đất liền. Bảo hiểm là công cụ để giảm thiểu những rủi ro này, tăng thêm sự an tâm cho doanh nghiệp.

 

- Đảm bảo an toàn cho hàng hóa: Bảo hiểm giúp bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển, đảm bảo doanh nghiệp sẽ được đền bù một khoản nếu không may xảy ra rủi ro gây tổn thất.

 

- Tăng tính cạnh tranh: Việc hàng hóa được bảo vệ cũng sẽ làm khách hàng an tâm hơn trong quá trình vận chuyển, tạo sự tin cậy, tin tưởng vào khả năng bảo vệ hàng hóa của khách hàng.

 

- Hỗ trợ từ phía bảo hiểm: Mua bảo hiểm sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phía bảo hiểm trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hàng hóa.

 

>> Tham khảo: Quy trình xin cấp đăng ký Phyto tại Việt Nam.

 

3. Cách tính phí, giá trị bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

 

Cách tính giá trị bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Cách tính giá trị bảo hiểm hàng hóa XNK.

 

- Công thức tính phí bảo hiểm hàng hóa quốc tế:

 

CIF = (C+F) / (1-R)

I = CIF x R

 

Trong đó: I là phí bảo hiểm, C là giá hàng hóa, R là tỷ lệ phí bảo hiểm và F là giá cước vận chuyển.

 

- Công thức tính giá trị bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:

 

Giá trị bảo hiểm = C + I + F

 

Lưu ý: Một số trường hợp, người bảo hiểm cần mua bảo hiểm cho cả khoản lãi dự tính từ việc xuất nhập khẩu. Trường hợp này, giá trị bảo hiểm sẽ được tăng thêm 10% theo giá CIF hoặc CIP:

 

Giá trị bảo hiểm = 110% x CIF hoặc Giá trị bảo hiểm = 110% x CIP

 

Trên đây là các nội dung doanh nghiệp cần biết về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Hình thức bảo hiểm này ngày càng được áp dụng phổ biến để đảm bảo hạn chế tối đa các tổn thất do rủi ro liên quan đến quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa.

 

Doanh nghiệp cần lưu ý về phạm vi, mục đích và cách tính phí, giá trị bảo hiểm để xử lý với bên bảo hiểm khi xảy ra các vấn đề rủi ro.

 

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm khai báo hải quan ECUS, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://ecus.vn/