Uỷ thác xuất nhập khẩu là gì? Những điều cần biết khi ủy thác xuất nhập khẩu
Ủy thác xuất nhập khẩu là một giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa thông qua một bên thứ ba chuyên nghiệp. Dịch vụ này phù hợp với một số doanh nghiệp nhỏ lẻ, chưa có kinh nghiệm xuất nhập khẩu và một số đối tượng khác. Mời quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về ủy thác xuất nhập khẩu.
Tìm hiểu về ủy thác xuất nhập khẩu.
1. Uỷ thác xuất nhập khẩu là gì?
Ủy thác xuất nhập khẩu là việc một cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp (gọi là bên ủy thác) nhờ một đơn vị khác (gọi là bên cung cấp dịch vụ ủy thác) thực hiện các hoạt động liên quan đến xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa thay mình.
Điều này có thể bao gồm toàn bộ quá trình hoặc chỉ một số phần cụ thể trong chuỗi cung ứng xuất nhập khẩu. Dịch vụ này thường được sử dụng bởi các công ty không có kinh nghiệm hoặc nguồn lực để tự mình thực hiện các thủ tục phức tạp liên quan đến xuất nhập khẩu.
Thủ tục liên quan đến ủy thác xuất nhập khẩu có thể bao gồm:
- Ký kết hợp đồng ủy thác giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác.
- Chuẩn bị hàng hóa xuất/nhập khẩu.
- Khai báo hải quan.
- Đóng gói và vận chuyển hàng hóa để xuất khẩu.
- Xử lý các thủ tục tại nước nhập khẩu.
- Giao nhận hàng hóa.
Ai nên tham khảo dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu?
2. Đối tượng nào nên sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu?
Trong một số trường hợp, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu để .., dưới đây là những đối tượng nên xem xét sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu:
a) Cá nhân ủy thác xuất nhập khẩu
- Cá nhân không có tư cách pháp nhân:
Cá nhân không có tư cách pháp nhân, do đó không thể ký kết hợp đồng với đối tác quốc tế để xuất nhập khẩu hàng hóa. Nhờ vào dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, cá nhân có thể thông qua bên thứ 3 để xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Cá nhân chưa có kinh nghiệp xuất nhập khẩu:
Cá nhân muốn nhập khẩu hàng hóa phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc kinh doanh nhỏ lẻ nhưng không có kinh nghiệm và kiến thức về thủ tục xuất nhập khẩu. Do đó, việc làm hồ sơ và thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa phải nhờ vào dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu của bên thứ 3.
>> Tham khảo: Thông báo phần mềm ECUS5-VNACCS đáp ứng chuẩn trao đổi dữ liệu giữa cơ quan Hải quan.
b) Doanh nghiệp ủy thác xuất nhập khẩu
- Doanh nghiệp mới thành lập:
+ Một doanh nghiệp mới thành lập thường chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa đầy đủ nguồn lực tài chính để đầu tư cho bộ phận xuất nhập khẩu riêng. Song song với đó là nguồn nhân sự chưa am hiểu sâu về nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
+ Doanh nghiệp muốn nhập khẩu/xuất khẩu hàng hóa đặc biệt
+ Với những hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu thuộc danh mục mặt hàng đặc biệt sẽ yêu cầu thủ tục hải quan phức tạp cùng những chính sách của pháp luật. Những doanh nghiệp không đủ điều kiện cần thông qua bên thứ 3 (cung cấp dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu) để đảm bảo điều kiện cho những hàng hóa dịch vụ đặc biệt này.
- Doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí:
+ Thay vì tự thành lập bộ phận xuất nhập khẩu riêng, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ ủy thác để tiết kiệm chi phí nhân sự, văn phòng, trang thiết bị… Chi phí dịch vụ ủy thác thường được tính theo lô hàng, do đó doanh nghiệp chỉ cần chi trả khi có nhu cầu thực tế.
- Doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường xuất nhập khẩu:
+ Hợp tác với công ty ủy thác xuất nhập khẩu uy tín sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được mạng lưới khách hàng và đối tác tiềm năng trên toàn thế giới. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm kiếm thị trường mới cho sản phẩm của mình và gia tăng doanh thu xuất khẩu.
- Doanh nghiệp muốn tối ưu hóa chi phí và thời gian xuất nhập khẩu:
+ Những công ty chuyên về dịch vụ ủy thác sẽ sở hữu đội ngũ chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Đồng thời, công ty cũng có nhiều lợi thế khi đã làm việc theo đường dây trơn tru. Việc sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu từ một công ty chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí liên quan đến xuất nhập khẩu.
Các quy định trong hoạt động ủy thác xuất nhập khẩu.
3. Quy định chung về hoạt động ủy thác xuất nhập khẩu
Tại Điều 50, Luật Quản lý ngoại thương 2017 đã chỉ ra các quy định chung trong công tác quản lý xuất nhập khẩu như sau:
- Cho phép thương nhân ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, ngoại trừ những hàng hóa nằm trong Danh mục bị cấm xuất nhập khẩu và những hàng hóa bị tạm ngừng xuất nhập khẩu.
- Trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy pháp và điều kiện, một trong hai bên là bên ủy thác hoặc bên nhận ủy thác cần có giấy phép đáp ứng điều kiện xuất nhập khẩu đó trước khi hai bên ký hợp đồng ủy thác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Nếu bên đi ủy thác không phải là thương nhân nhưng hợp đồng được ký kết trên cơ sở quy định của pháp luật thì bên ủy thác được ủy thác xuất nhập khẩu, trừ những hàng hóa nằm trong Danh mục bị cấm xuất nhập khẩu và những hàng hóa bị tạm ngừng xuất nhập khẩu.
Như vậy, có thể thấy, ủy thác xuất nhập khẩu là một giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, nguồn lực, giảm rủi ro pháp lý và tối ưu hóa chi phí, đặc biệt hữu ích cho những doanh nghiệp mới tham gia thị trường quốc tế hoặc không có bộ phận chuyên trách về xuất nhập khẩu.
Doanh nghiệp muốn tham khảo dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu cần tìm hiểu kỹ về các quy định của pháp luật cũng như những thông tin khác về lĩnh vực này.