Trang chủ Tin tức Các loại hình xuất nhập khẩu và bảng mã chi tiết của Tổng cục Hải quan

Các loại hình xuất nhập khẩu và bảng mã chi tiết của Tổng cục Hải quan

Bởi: ecus.net.vn - 25/09/2024 Lượt xem: 113 Cỡ chữ tru cong

Khi thực hiện các thủ tục hải quan, doanh nghiệp cần nắm được các loại hình xuất nhập khẩu, bảng mã loại hình xuất nhập khẩu để tránh bị nhầm lẫn dẫn đến phải sửa hoặc làm mới tờ khai. Đây cũng là những kiến thức ngành cơ bản và quan trọng nhất mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần trang bị.

 

Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu

Có 3 loại hình XNK chính.

 

1. Các loại hình xuất nhập khẩu

 

Với ngành xuất nhập khẩu, các hình thức xuất nhập khẩu khá đa dạng và tùy theo đặc thù riêng của từng doanh nghiệp nhưng nhìn chung các loại hình xuất nhập khẩu chủ yếu bao gồm:

 

1.1. Xuất nhập khẩu trực tiếp

 

Xuất nhập khẩu trực tiếp là loại hình mà doanh nghiệp sẽ thực hiện xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ cho các doanh nghiệp nước ngoài thông qua các tổ chức của mình, hai bên làm việc trực tiếp mà không cần qua trung gian.

 

Xuất nhập khẩu trực tiếp sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong việc tiêu thụ, phân phối sản phẩm.

 

>> Tham khảo: Bộ chứng từ xuất nhập khẩu đầy đủ bao gồm những gì?

 

1.2. Xuất nhập khẩu ủy thác

 

Trái ngược với loại hình xuất nhập khẩu trực tiếp, xuất nhập khẩu ủy thác sẽ có sự xuất hiện của một bên trung gian nhận ủy thác của đơn vị xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

 

Bên trung gian này sẽ đóng vai trò chính cho doanh nghiệp để thực hiện ký kết hợp đồng với bên đối tác nước ngoài. Bằng việc thực hiện thay các thủ tục này, phía trung gian sẽ được nhận phí, gọi là phí ủy thác.

 

Đối với loại hình này, doanh nghiệp sẽ không cần bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch. Những giá trị hàng hóa do bên ủy thác ký hợp đồng sẽ chỉ tính vào kim ngạch xuất khẩu mà không tính trong phần doanh thu.

 

>> Tham khảo: Quy trình xin cấp đăng ký Phyto tại Việt Nam.

 

1.3. Xuất nhập khẩu tái xuất

 

Xuất nhập khẩu tái xuất là loại hình mà doanh nghiệp nghiệp xuất khẩu hoặc nhập khẩu lại của đối tác nước ngoài.

 

Điều này có nghĩa là doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu hay nhập khẩu thì sẽ thông qua hoạt động tái xuất để thu về lượng ngoại tệ cao hơn số vốn ban đầu. 

 

2. Mã loại hình xuất nhập khẩu năm 2024

 

Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu

Bảng mã loại hình XNK năm 2024.

 

Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021 của Tổng cục Hải quan, cụ thể như sau:

 

2.1. Mã loại hình xuất khẩu

 

- Bảng mã loại hình xuất khẩu sẽ bao gồm 16 mã, trong đó 10 mã đã được sửa đổi bao gồm:

 

+ B11: Xuất kinh doanh.

 

+ B12: Xuất sau khi đã thực hiện tạm xuất.

 

+ B13: Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu.

 

+ E52: Xuất khẩu sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài.

 

+ E62: Xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu.

 

+ E82: Xuất nguyên liệu, vật tư thuê gia công ở nước ngoài.

 

+ G23: Tái xuất hàng tạm nhập miễn thuế.

 

+ G61: Tạm xuất hàng hóa.

 

+ C22: Hàng hóa đưa ra khu vực phi thuế quan.

 

+ H21: Xuất khẩu hàng hóa khác.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

 

- Các mã loại hình xuất khẩu giữ nguyên gồm:

 

+ E42: Xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp chế xuất.

 

+ E54: Xuất nguyên liệu gia công từ hợp đồng này sang hợp đồng khác.

 

+ G21: Tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất.

 

+ G22: Tái xuất máy móc, thiết bị đã tạm nhập để phục phụ dự án có thời hạn.

 

+ G24: Tái xuất khác.

 

- Trong mã loại hình xuất khẩu:

 

+ Bổ sung mã C12: Hàng hóa từ kho ngoại quan xuất sang nước ngoài.

 

+ Mã E56 đã bị bỏ: Xuất sản phẩm gia công để giao hàng nội địa.

 

>> Tham khảo: Hình thức và quy trình nhập khẩu hàng hóa.

 

2.2. Mã loại hình nhập khẩu

 

- Bảng mã loại hình nhập khẩu gồm tất cả 24 mã, trong đó có 16 mã đã được sửa đổi như sau:

 

+ A11: Nhập khẩu kinh doanh tiêu dùng.

 

+ A12: Nhập khẩu kinh doanh sản xuất.

 

+ A31: Nhập khẩu khẩu hàng hóa đã xuất khẩu.

 

+ A41: Nhập khẩu kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu.

 

+ A42: Thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa từ các loại hình khác, trừ tạm nhập.

 

+ E13: Nhập khẩu hàng hóa khác vào doanh nghiệp chế xuất.

 

+ E15: Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư của doanh nghiệp chế xuất từ nội địa.

 

+ E21: Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài.

 

+ E41: Nhập khẩu sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài.

 

+ G11: Hàng nước ngoài gửi kho ngoại quan.

 

+ G12: Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn.

 

+ G13: Tạm nhập miễn thuế.

 

+ G14: Tạm nhập khác.

 

+ G51: Tái nhập hàng hóa đã tạm xuất.

 

+ C21: Hàng hóa được đưa vào khu phi thuế quan.

 

+ H11: Hàng nhập khẩu khác.

 

- Bảng mã này bổ sung thêm 2 mã loại hình nhập khẩu mới:

 

+ A43: Nhập khẩu hàng hóa nằm trong Chương trình ưu đãi thuế.

 

+ A44: Nhập hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế.

 

- Có 6 mã loại hình nhập khẩu mới được giữ nguyên:

 

+ A21: Chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập.

 

+ E11: Nhập nguyên liệu của doanh nghiệp chế xuất từ đối tác nước ngoài.

 

+ E23: Nhập nguyên liệu, vật tư gia công từ hợp đồng khác chuyển sang.

 

+ E3:1 Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu.

 

+ E33: Nhập nguyên liệu, vật tư vào kho bảo thuế.

 

+ G11: Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Thuế GTGT dịch vụ phần mềm đang áp dụng mức bao nhiêu?

 

3. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu

 

Vai trò của xuất nhập khẩu

Vai trò quan trọng của xuất nhập khẩu.

 

Xuất nhập khẩu được coi là lĩnh vực mũi nhọn của ngành Công Thương, đóng vai trò chủ chốt đối với nền kinh tế của Việt Nam, mang lại nhiều lợi ích thiết thực:

 

- Nhập khẩu đáp ứng đầy đủ và đa dạng nhu cầu của người dân trong nước.

 

- Xuất khẩu thúc đẩy và mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại.

 

- Xuất khẩu góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất trong nước, tận dụng lợi thế cạnh tranh của quốc gia.

 

- Xuất khẩu là một trong những hình thức chính mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, tạo nguồn vốn nhập khẩu công nghệ hiện đại.

 

- Xuất khẩu góp phần tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân theo hướng tích cực.

 

Trên đây là các loại hình xuất nhập khẩu chủ yếu hiện nay. Có một số hình thức xuất nhập khẩu chính gồm xuất nhập khẩu trực tiếp, gián tiếp và tái xuất.

 

Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu gồm 16 mã xuất và 24 mã loại hình nhập khẩu, doanh nghiệp căn cứ thông tin chi tiết của từng mã theo quy định tại Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021 của Tổng cục Hải quan để áp dụng.

 

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm khai báo hải quan ECUS, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://ecus.vn/