Phyto trong xuất nhập khẩu là gì? Quy trình xin cấp đăng ký Phyto tại Việt Nam
Phyto là một trong những chứng từ không thể thiếu trong danh mục giấy tờ xuất nhập khẩu, đặc biệt đối với những mặt hàng yêu cầu cần có quá trình kiểm dịch, diệt khuẩn trước khi xuất khẩu. Vậy khái niệm Phyto trong xuất nhập khẩu là gì? Những mặt hàng nào cần phải có giấy Phyto và các bước đăng ký như thế nào?
Khái niệm Phyto trong xuất nhập khẩu.
1. Phyto trong xuất nhập khẩu là gì?
Phyto là tên gọi tắt của Phytosanitary Certificate - Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, là một trong những chứng từ bắt buộc mà nhà nhập khẩu yêu cầu bên xuất khẩu phải cung cấp khi xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản. Giấy chứng nhận này được sử dụng để đảm bảo các lô hàng đã đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch thực vật trong quá trình nhập khẩu hoặc xuất khẩu.
Mục đích của Phyto trong xuất nhập khẩu:
- Đối với hàng hóa xuất khẩu: Phyto là giấy tờ xác nhận và chứng minh hàng hóa đáp ứng các điều kiện kiểm dịch để xuất khẩu ra nước ngoài.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu: Phyto là giấy tờ kiểm dịch thực hiện để đảm bảo không có mầm bệnh đi kèm với hàng hóa khi thực hiện nhập khẩu vào nước.
>> Tham khảo: Những điều cần biết khi ủy thác xuất nhập khẩu.
2. Các nội dung quan trọng trên Phyto
Trên giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật bao gồm các thông tin quan trọng sau:
- Thông tin bên xuất khẩu: Tên và địa chỉ của bên xuất khẩu.
- Thông tin người nhận: Tên và địa chỉ của người nhận hàng.
- Thông tin chi tiết về bao bì: Số lượng, chủng loại bao bì được sử dụng.
- Chấm công và mã hiệu: Chữ ký và mã xác nhận của người có trách nhiệm về quá trình xuất khẩu.
- Xuất xứ hàng hóa/thông tin nơi sản xuất: Địa điểm chính xác nơi sản xuất hàng hóa.
- Thông tin vận chuyển chi tiết: Phương tiện vận chuyển được sử dụng trong quá trình xuất khẩu.
- Cửa nhập khẩu: Nơi cửa khẩu hoặc cảng nhập khẩu.
- Thông tin chi tiết về hàng hóa: Tên và khối lượng chính xác của sản phẩm.
- Tên khoa học của hàng hóa: thông tin chi tiết về tên khoa học của sản phẩm thực vật đi kèm.
- Ngày kiểm tra hàng hóa.
>> Tham khảo: Danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu.
3. Các mặt hàng phải có Phyto - Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
Những mặt hàng cần có giấy Phyto.
Căn cứ theo Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 5/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các vật thể sau thuộc danh mục kiểm dịch thực vật:
- Thực vật: Các loại thực vật và cây cỏ.
- Sản phẩm của cây: Gồm những sản phẩm được chiết xuất từ cây cỏ.
- Nấm: Trừ các loại nấm dạng muối, đóng hộp, đóng đáy lạnh, nấm men.
- Côn trùng và các yếu tố khác: Các loại côn trùng, nấm bệnh, tuyến trùng, nhện, vi khuẩn, virus, viroid, phytoplasma, cỏ dại sử dụng vào giám định, phòng trừ sinh học, đào tạo, nghiên cứu khoa học.
- Phương tiện vận chuyển và bảo quản: Các phương tiện vận chuyển và bảo quản thuộc danh mục kiểm dịch thực vật.
- Các vật thể khác.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
4. Thủ tục, quy trình cấp Phyto tại Việt Nam đối với hàng xuất khẩu
Các vấn đề về hồ sơ, đăng ký Phyto được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT.
4.1. Hồ sơ đăng ký giấy kiểm dịch thực vật hàng xuất khẩu
Căn cứ theo Điều 9, Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT (được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 5, Điều 2, Thông tư 15/2021/TT-BNNPTNT), hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu gồm:
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu: Sử dụng mẫu tại Phụ lục IV, ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT.
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Bản chính hoặc bản điện tử) của nước xuất khẩu (đối với trường hợp tái xuất khẩu).
- Đối với chủ vật thể nộp bản sao chụp hoặc bản điện tử, phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
- Bản chính hoặc bản sao hoặc bản điện tử Giấy phép kiểm dịch thực phẩm nhập khẩu.
4.2. Quy trình xin Giấy phép kiểm dịch thực vật
Các bước xin cấp giấy phép Phyto.
Căn cứ theo Điều 10, Thông tư 33/2014/TT-BTC, để xin cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật, doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đăng ký tài khoản
Để đăng ký tài khoản, doanh nghiệp thực hiện tại Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng (Phòng đăng ký tài khoản). Tại đây, doanh nghiệp được cung cấp 2 biểu mẫu gồm: Phiếu đăng ký tài khoản và Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật.
Bước 2: Đăng ký đơn hàng kiểm dịch thực vật
Người đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ như hướng dẫn phía trên lên Chi cục kiểm dịch thực vật nơi gần nhất hoặc có thể nộp trực tuyến qua cơ chế một cửa Quốc gia.
Bước 3: Cơ quan kiểm dịch tiến hành lấy mẫu, kiểm tra vật thể
Tùy theo từng loại hàng hóa và yêu cầu của nước nhập khẩu, cơ quan kiểm dịch sẽ tiến hành kiểm tra từng mặt hàng tại cảng hoặc sân bay, kho sản xuất. Một số trường hợp khác, cơ quan kiểm tra có thể yêu cầu kiểm tra đặc biệt tại vùng trồng hoặc nhà máy sản xuất.
Để kiểm tra, cơ quan kiểm dịch sẽ lấy mẫu để xác định mặt hàng, sản phẩm có đủ điều kiện xuất khẩu hay không.
Bước 4: Khai báo chứng thư nháp
Việc khai báo thông tin lô hàng thực hiện trên trang web của Chi cục kiểm dịch. Trong vòng 4 tiếng, cơ quan kiểm dịch sẽ gửi lại bản nháp chứng thư qua email cho chủ hàng hoặc người được ủy quyền.
Bước 5: Nộp hồ sơ hoàn chỉnh
Một bộ hồ sơ hoàn chỉnh sẽ được nộp tại phòng tiếp nhận, bao gồm:
- Sổ tiếp nhận.
- Bộ hồ sơ ban đầu.
- Bản nháp chứng thư đã được khai báo qua mạng.
- Hóa đơn (Invoice).
- Vận đơn (Bill).
- Packing list.
>> Tham khảo: Thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa tại chỗ.
Bước 6: Kiểm tra hồ sơ
Cơ quan kiểm dịch sẽ tiến hành kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Cơ quan kiểm dịch cấp chứng thư gốc cho chủ hàng trong vòng 24h.
- Hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ: Cơ quan kiểm dịch yêu cầu chủ hàng hoặc người được ủy quyền bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trên đây là một số thông tin quan trọng về Phyto - Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, là một trong những chứng từ bắt buộc mà nhà nhập khẩu yêu cầu bên xuất khẩu phải cung cấp khi xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản.
Để được xin cấp Phyto, bạn cần nắm được quy định các mặt hàng cần kiểm dịch, quy trình, hồ sơ xin cấp Phyto để thực hiện.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm khai báo hải quan điện tử ECUS, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://ecus.vn/