Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa tại chỗ
Xuất nhập khẩu tại chỗ đang dần trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh kinh tế hội nhập, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Hình thức này mang đến nhiều lợi ích, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà vẫn mở rộng thị trường quốc tế. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về loại hình xuất nhập khẩu này.
Xuất nhập khẩu tại chỗ đang dần trở nên phổ biến hơn.
1. Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?
Xuất nhập khẩu tại chỗ là một trong những hình thức của nghiệp vụ xuất nhập khẩu, trong đó, hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất (bao gồm cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) rồi bán cho thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán.
Sau khi thương nhân nước ngoài thanh toán, hàng hóa đó sẽ giao trực tiếp tại Việt Nam cho các thương nhân Việt Nam khác mà không xuất khẩu sang nước ngoài.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 86, Thông tư số 38/2015/TT-BTC, hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ bao gồm 3 nhóm sau:
- Nhóm 1: Các sản phẩm gia công, máy móc thiết bị mượn hoặc thuê, nguyên liệu, vật tư dư thừa và phế liệu, phế phẩm theo hợp đồng gia công theo quy định của Khoản 3, Điều 32, Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
- Nhóm 2: Các sản phẩm được mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất hoặc doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.
- Nhóm 3: Hàng hóa được mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài không hiện diện trực tiếp tại Việt Nam, được các thương nhân nước ngoài chỉ định giao hoặc nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
>> Tham khảo: Điều kiện giao hàng DAP là gì trong xuất nhập khẩu?
2. Lợi ích của hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ
So với hình thức xuất nhập khẩu truyền thống, xuất nhập khẩu tại chỗ đang dần trở nên phổ biến hơn trong thời kỳ kinh tế hội nhập với những lợi ích nổi bật sau::
- Tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp.
- Tiết kiệm thời gian vận chuyển, hàng giao nhanh hơn và đảm bảo hàng hóa vận chuyển đến tay khách hàng được an toàn hơn.
- Chủ doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi về thuế suất hơn.
>> Tham khảo: Uỷ thác xuất nhập khẩu là gì?
Hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
3. Thủ tục hải quan với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ
Theo quy định tại Khoản 5, Điều 86, Thông tư số 38/2015/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 58, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC), các bên có trách nhiệm trong việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ như sau:
- Trách nhiệm của bên xuất khẩu:
+ Kê khai thông tin tại tờ khai hải quan xuất khẩu, khai vận chuyển kết hợp.
+ Hoàn thiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định.
+ Thực hiện thông báo khi đã hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu để người nhập khẩu thực hiện thủ tục nhập khẩu và giao hàng hóa cho người nhập khẩu.
+ Tiếp nhận thông tin tờ khai nhập khẩu tại chỗ đã được hoàn thành thủ tục hải quan từ người nhập khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo.
- Trách nhiệm của người nhập khẩu:
+ Kê khai thông tin trên khai hải quan nhập khẩu theo thời hạn quy định.
+ Hoàn thiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo đúng quy định.
+ Ngay sau khi đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ, cần thông báo việc đã hoàn thành thủ tục đến người xuất khẩu tại chỗ để thực hiện thủ tục tiếp theo.
+ Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất hoặc tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Quy định về thủ tục hải quan với hàng hóa XNK tại chỗ.
- Trách nhiệm của Cơ quan hải quan tại nơi làm thủ tục xuất khẩu:
+ Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định.
+ Theo dõi tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ đã được hoàn thành thủ tục hải quan mà chưa thực hiện thủ tục nhập khẩu tại chỗ và thông báo đến Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu để quản lý, theo dõi và đôn đốc bên nhập khẩu hàng tại chỗ thực hiện thủ tục hải quan.
- Trách nhiệm của Cơ quan hải quan tại nơi làm thủ tục nhập khẩu:
+ Tiếp nhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng hệ thống. Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa mà hàng hóa đã được kiểm tra thực tế ở Chi cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan tại nơi làm thủ tục nhập khẩu không cần kiểm tra thực tế hàng hóa.
+ Đối với hàng hóa được xuất nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định từ thương nhân nước ngoài thì hàng tháng phải tổng hợp và lập danh sách tờ khai hải quan nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan để gửi cho Cơ quan thuế quản lý trực tiếp của tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại chỗ.
>> Tham khảo: Danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu.
+ Phối hợp với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu để đôn đốc người nhập khẩu tại chỗ hoàn thành thủ tục hải quan.
Trên đây là một số thông tin về hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ. Xuất nhập khẩu tại chỗ đang trở thành một hình thức giao thương có tiềm năng lớn, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam.
Với những ưu điểm vượt trội như: tiết kiệm chi phí, thời gian, thủ tục đơn giản và được hưởng ưu đãi về thuế, hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ hứa hẹn sẽ là “chìa khóa” để các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm khai báo hải quan điện tử ECUS, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://ecus.vn/