Trang chủ Tin tức Nhận diện rủi ro trong xuất nhập khẩu và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Nhận diện rủi ro trong xuất nhập khẩu và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Bởi: ecus.net.vn - 09/08/2024 Lượt xem: 208 Cỡ chữ tru cong

Rủi ro trong xuất nhập khẩu là điều khó tránh khỏi, có thể gây tổn thất, thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đang tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, tận dụng lợi thế từ các Hiệp định thương mại quốc tế, điển hình là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, doanh nghiệp cần chuẩn bị kiến thức quan trọng, nhận diện các rủi ro khi xuất nhập khẩu hàng hóa nhằm tận dụng thời cơ thúc đẩy kinh doanh, hạn chế tổn thất.

 

Rủi ro trong xuất nhập khẩu

Nhận diện rủi ro để hạn chế tổn thất trong xuất nhập khẩu.

 

1. Quản lý rủi ro trong xuất nhập khẩu

 

Quản lý rủi ro trong xuất nhập khẩu không phải là loại bỏ rủi ro, vì trong kinh doanh không thể tránh hoàn toàn rủi ro, đặc biệt là khi làm việc với khách hàng và đối tác ở các quốc gia khác.

 

Quản lý rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp biết được các vấn đề doanh nghiệp có thể gặp phải, đánh giá mức độ ảnh hưởng và tìm phương án giảm thiểu tối đa các tổn thất, thiệt hại có thể xảy ra.

 

Để quản lý rủi ro, doanh nghiệp cần vạch ra các bước:

 

Bước 1: Xác định những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu (xác định được càng nhiều và càng chi tiết càng tốt).

 

Bước 2: Xếp hạng mức độ rủi ro theo khả năng xảy ra, mức độ nghiêm trọng, mức độ ảnh hưởng.

 

Bước 3: Đưa ra các chiến lược quản lý rủi ro khác nhau.

 

Bước 4: Đưa tất cả các thông tin lên cùng hệ thống quản lý. Khi các bộ phận liên quan gặp phải rủi ro sẽ truy cập lên hệ thống để có phương án giải quyết nhanh chóng và giảm thiểu tối đa mức độ thiệt hại.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết khi ủy thác xuất nhập khẩu.

 

2. Nhận diện các rủi ro trong xuất nhập khẩu

 

Nhận diện rủi ro trong xuất nhập khẩu

Một số rủi ro phổ biến trong xuất nhập khẩu.

 

Hoạt động xuất nhập khẩu thực hiện trên phạm vi rộng hơn và ảnh hưởng bởi các chỉ số kinh tế vĩ mô hơn, các quy tắc văn hóa, quy tắc kinh doanh cũng khác nhau. Vì vậy, các rủi ro khi kinh doanh quốc tế nhiều và phức tạp hơn kinh doanh trong nước, cụ thể:

 

2.1. Rủi ro chính trị

 

Phần lớn các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh ra khỏi phạm vi trong nước đều phải đối mặt với các vấn đề chính trị. Khi có sự thay đổi về chính trị, công việc kinh doanh chắc chắn sẽ có ảnh hưởng ít nhiều.

 

Một số ví dụ điển hình về rủi ro chính trị: Tình trạng bất ổn dân sự, khủng bố, bầu cử mới, các lệnh trừng phạt, áp lực từ chính phủ nước khác,...

 

2.2. Rủi ro pháp lý

 

Mỗi quốc gia có hệ thống luật pháp và quy định khác nhau. Do vậy, các công ty xuất nhập khẩu có thể sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề pháp lý liên quan trong lĩnh vực kinh doanh, ví dụ hải quan, hợp đồng tiền tệ, quyền sở hữu trí tuệ, trách nhiệm pháp lý,...

 

2.3. Rủi ro về văn hóa

 

Văn hóa ở mỗi nước luôn có những đặc trưng khác biệt về tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống,... Vì vậy, việc xuất khẩu hàng hóa có thể gặp các vấn đề khó khăn về khác biệt văn hóa.

 

Hàng hóa xuất khẩu có thể không phù hợp với văn hóa người dân bên nước nhập khẩu, từ đó có thể gây ra một số thiệt hại, tổn thất trong kinh doanh.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu.

 

2.4. Rủi ro điều kiện tự nhiên

 

Các vấn đề về tự nhiên thường là những rủi ro bất khả kháng, điển hình là thiên tai, lũ lụt, động đất, sóng thần, dịch bệnh,... Đặc biệt đối với những doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa mang tính thời vụ và chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp,... thì sẽ bị ảnh hưởng khá lớn bởi các rủi ro.

 

2.5. Rủi ro vận chuyển

 

Vận chuyển là khâu vô cùng quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Hàng hóa sau khi đã được chuẩn bị cần vận chuyển nhanh chóng và an toàn đến khách hàng. 

 

Trong quá trình vận chuyển, doanh nghiệp có thể gặp một loạt các rủi ro về vận chuyển. Cụ thể: Một số hàng hóa yêu cầu phải bảo quản lạnh, không được tiếp xúc với nhiệt độ quá cao, hoặc hàng hóa có hạn sử dụng ngắn, hàng hóa dễ vỡ, hàng hóa cần được xử lý,... Tất cả các vấn đề này đều có khả năng gây thiệt hại từ nhỏ đến lớn cho doanh nghiệp.

 

2.6. Rủi ro chất lượng 

 

Chất lượng hàng hóa không đảm bảo, không như thỏa thuận hoặc không đạt kỳ vọng của khách hàng cũng là một trong các rủi ro cần lưu ý. Ngoài ra, một số trường hợp mặc dù hàng hóa đạt chất lượng nhưng phía người mua vẫn dùng cách khiếu nại để đạt được lợi thế hoặc để ép giảm giá. Đây cũng là những rủi ro có ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp.

 

3. Phân loại và đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu 

 

Các mức độ rủi ro

3 mức độ rủi ro trong xuất nhập khẩu.

 

Để quản lý rủi ro trong xuất nhập khẩu, công việc quan trọng là doanh nghiệp cần phân loại, đánh giá mức độ rủi ro và ảnh hưởng tới doanh nghiệp.

 

3.1. Các mức độ rủi ro đối với hoạt động xuất nhập khẩu

 

Căn cứ theo Điều 16, Thông tư 81/2019/TT-BTC:

 

“Phân loại mức độ rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong hoạt động nghiệp vụ hải quan

 

Rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được phân loại theo một trong các mức sau:

 

1. Rủi ro cao.

 

2. Rủi ro trung bình.

 

3. Rủi ro thấp.”

 

Như vậy, đối với hoạt động xuất nhập khẩu, có 3 mức độ rủi ro: Rủi ro cao > Rủi ro trung bình > Rủi ro thấp.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử; Khái niệm hóa đơn thay thế.

 

3.2. Căn cứ phân loại mức độ rủi ro trong xuất nhập khẩu

 

Theo Điều 17, Thông tư 81/2019/TT-BTC, rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong hoạt động hải quan được phân loại dựa trên các yếu tố theo Điều 15, Nghị định 08/2015/NĐ-CP:

 

- Chính sách quản lý, chính sách thuế áp dụng với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

 

- Lịch sử vi phạm có liên quan tới:

 

+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

 

+ Chủ hàng hóa, người gửi hàng, người nhận hàng, địa chỉ gửi hàng.

 

+ Chủ phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

 

+ Người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

 

- Tính chất, đặc điểm, xuất xứ, tuyến đường, phương thức vận chuyển của:

 

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

 

+ Người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và hành lý của họ.

 

- Người thực hiện khai hải quan, phương tiện vận tải và hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

 

- Mục tiêu, yêu cầu quản lý hải quan trong các thời kỳ.

 

- Kết quả thực hiện các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

 

- Thông tin nghiệp vụ, cảnh báo rủi ro về đối tượng, phương thức, thủ đoạn thực hiện các hành vi trái pháp luật như buôn lậu, trốn thuế, vận chuyển trái phép, gian lận thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh trong từng thời kỳ.

 

- Kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật đối với doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, cảng, cung ứng dịch vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

 

- Dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan.

 

- Lựa chọn ngẫu nhiên theo yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ.

 

- Các yếu tố khác có liên quan.

 

Việc nhận diện rủi ro có vai trò quan trọng nhằm hạn chế tối đa rủi ro mức độ tổn thất trong quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp cần xác định các rủi ro có thể xảy ra, phân loại theo mức độ để đánh giá mức độ ảnh hưởng tới doanh nghiệp.

 

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm khai báo hải quan ECUS, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://ecus.vn/