Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế toàn cầu, đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia tham gia vào hoạt động này. Cùng với sự phát triển của các hoạt động xuất nhập khẩu, các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khi muốn gia nhập vào nền kinh tế toàn cầu phải có những hiểu biết nhất định về ngành này.
Tìm hiểu chung về hoạt động xuất nhập khẩu.
1. Xuất nhập khẩu là gì? Mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu và logistic
Trước khi phân tích mối quan hệ giữa logistic và xuất nhập khẩu, hãy cùng tìm hiểu khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu.
1.1. Xuất nhập khẩu bao gồm những gì?
Xuất nhập khẩu là hoạt động thương mại quốc tế, liên quan đến việc mua (nhập khẩu) và bán (xuất khẩu) hàng hóa giữa các quốc gia. Hiểu đơn giản, hàng hóa từ trong nước bán cho khách hàng nước ngoài được hiểu là xuất khẩu. Ngược lại, quá trình mua hàng hóa từ nước ngoài để phục vụ nhu cầu trong nước là nhập khẩu.
Xuất nhập khẩu bao gồm các hoạt động như thương thảo hợp đồng, làm thủ tục hải quan, nộp thuế xuất nhập khẩu, và giao nhận hàng hóa qua biên giới, cảng hay sân bay. Xuất nhập khẩu hàng hóa cũng bao gồm cả các hoạt động như tạm nhập, tái nhập, tạm xuất, tái xuất, chuyển cửa khẩu, gửi vào kho ngoại quan hay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam.
Nhìn chung, xuất khẩu giúp các quốc gia thu về ngoại tệ, mở rộng thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tăng cường phát triển kinh tế và củng cố mối quan hệ giữa các quốc gia.
>> Tham khảo: Hướng dẫn hồ sơ, quy trình cấp giấy phép xuất nhập khẩu.
1.2. Mối liên hệ giữa Xuất nhập khẩu và Logistics
Logistics và xuất nhập khẩu là hai lĩnh vực có mối liên hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, trong đó:
- Logistics hỗ trợ và tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi bằng cách quản lý vận chuyển, lưu trữ và phân phối hàng hóa trong quá trình xuyên biên giới. Các dịch vụ logistics đảm bảo rằng hàng hóa được vận chuyển đúng thời gian, địa điểm và điều kiện yêu cầu.
- Xuất nhập khẩu là một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu mà logistics quản lý. Hoạt động xuất nhập khẩu cần sự hỗ trợ của các dịch vụ logistics để thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, quản lý thủ tục hải quan, và phân phối sản phẩm đến thị trường tiêu thụ.
>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu hàng hóa.
2. Biện pháp kỹ thuật kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 61 - Điều 64, Luật quản lý ngoại thương 2017, những hàng hóa phải áp dụng những biện pháp kỹ thuật để kiểm tra khi làm các thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm:
- Hàng hóa áp dụng biện pháp kỹ thuật bao gồm:
+ Hàng hóa xuất nhập khẩu cần ghi nhãn và công bố tiêu chuẩn áp dụng.
+ Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn.
+ Thực phẩm đã qua chế biến, đóng gói sẵn; phụ gia và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm.
+ Hàng hóa xuất nhập khẩu là thực phẩm chức năng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng có giấy chứng nhận y tế (được cấp bởi quốc gia xuất khẩu) hoặc giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS).
+ Hàng hóa nhập khẩu dùng trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và các hoạt động công vụ.
+ Hàng hóa nhập khẩu dùng để bảo vệ sức khỏe, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường.
+ Hàng hóa nhập khẩu là phương tiện đo, được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ.
- Hàng hóa áp dụng biện pháp kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật bao gồm:
+ Hàng hóa là động vật hay sản phẩm động vật cần phải được kiểm dịch theo quy định của pháp luật về thú y và kiểm dịch thực vật trước khi thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu, tạm xuất, tái xuất nhập, chuyển cửa khẩu, gửi vào kho ngoại quan hay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Biện pháp kiểm dịch thực vật áp dụng cho hàng hóa nào?
- Hàng hóa áp dụng biện pháp kiểm dịch thực vật:
+ Hàng hóa là vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, cần phải được kiểm dịch theo quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật trước khi thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu, tạm xuất, tái xuất nhập, chuyển cửa khẩu, gửi vào kho ngoại quan hay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam.
+ Cần kiểm dịch hàng hóa sau sau khi nhập khẩu tại khu cách ly kiểm dịch thực vật: Những giống cây trồng không có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; Sinh vật có ích sử dụng để bảo vệ thực vật Việt Nam.
- Hàng hóa phải áp dụng biện pháp kiểm dịch y tế biên giới:
+ Hàng hóa thuộc diện kiểm dịch y tế biên giới cần được kiểm dịch theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm trước khi xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
>> Tham khảo: Nhận diện rủi ro trong xuất nhập khẩu và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Kiểm tra xuất nhập khẩu với những hàng hóa nào?
3. Những đối tượng phải kiểm tra xuất nhập khẩu
Theo quy định tại Điều 65, Luật quản lý ngoại thương 2017, hàng hóa thuộc đối tượng phải kiểm tra khi xuất nhập khẩu qua lãnh thổ Việt Nam bao gồm:
- Những loại hàng hóa phải áp dụng biện pháp kỹ thuật/ kiểm dịch được nêu tại mục 2 của bài viết này.
- Hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn hoặc có khả năng gây mất an toàn theo thông tin cảnh báo của các tổ chức quốc tế, khu vực và nước ngoài.
- Hàng hóa bị phát hiện không phù hợp, phải tăng cường kiểm tra bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Như vậy, bên cạnh các nhóm hàng hóa phải áp dụng biện pháp kỹ thuật và kiểm dịch tại Điều 61 - 65 thì nhóm hàng hóa có khả năng mất an toàn hay những hàng hóa mà cơ quan thẩm quyền cần tăng cường kiểm tra thì sẽ thuộc đối tượng kiểm tra khi xuất nhập khẩu.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm khai báo hải quan ECUS, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://ecus.vn/