Nhập khẩu E31 là gì, có phải nộp thuế không?
E31 là một trong các mã loại hình nhập khẩu quan trọng và bắt buộc trên tờ khai hải quan, quyết định đến nhiều nội dung khác trong vấn đề khai báo. Việc nắm rõ mã loại hình của hàng hóa là điều cần thiết để tránh trường hợp khai sai. Vậy nhập khẩu E31 là gì, có phải nộp thuế không?
1. Nhập khẩu E31 là gì?
Khái niệm nhập khẩu E31.
Căn cứ theo Công văn 2765/TCHQ-GSQL năm 2015:
E31: Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu.
Mã loại hình nhập khẩu này được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu từ các nguồn:
- Từ khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất.
- Từ nước ngoài.
- Nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.
- Nhập khẩu hàng hóa để cung ứng cho tàu bay của hãng hàng không Việt Nam xuất cảnh.
Bài viết liên quan: Hướng dẫn thủ tục xin cấp phép nhập khẩu thiết bị y tế mới cập nhật 2025. Thông tin quan trọng cần biết về điều kiện DDP tại Incoterms 2020. |
2. Nhập khẩu hàng hóa theo loại hình E31 có phải nộp thuế không?
Chính sách thuế đối với hàng nhập khẩu E31.
Căn cứ theo Công văn 3487/TCHQ năm 2021 hướng dẫn về nhập khẩu tại chỗ:
Trường hợp doanh nghiệp nội địa thực hiện nhập khẩu trực tiếp từ doanh nghiệp chế xuất để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thông qua hợp đồng mua bán thì được miễn thuế nhập khẩu nếu đáp ứng các quy định tại Khoản 2, Điều 12, Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 6, Điều 1, Nghị định 18/2021/NĐ-CP.
Trường hợp doanh nghiệp chế xuất bán hàng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài nhưng được tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ đạo giao hàng cho doanh nghiệp nội địa thông qua hợp đồng mua bán thì hàng hóa do doanh nghiệp nội địa nhập khẩu tại chỗ từ phía doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế nhập khẩu nếu đáp ứng các quy định tại Khoản 2, Điều 12, Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 6, Điều 1, Nghị định 18/2021/NĐ-CP.
=> Trường hợp xuất nhập khẩu tại chỗ theo mã loại hình E31 thuộc diễn miễn thuế nhập khẩu và không chịu thuế GTGT.
3. Một số mã loại hình nhập khẩu quan trọng khác
Bên cạnh E31, doanh nghiệp nhập khẩu cũng cần nắm được mã loại hình nhập khẩu để khai báo tờ khai hải quan:
- Mã loại hình nhập khẩu E21: Nhập nguyên liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài, dựa trên tiêu chí gia công, sản xuất xuất khẩu kèm theo bước khai kết hợp.
- Mã loại hình nhập khẩu E23: “Nhập nguyên liệu gia công từ hợp đồng khác chuyển sang” dựa trên tiêu chí gia công, sản xuất xuất khẩu. E23 được áp dụng khi doanh nghiệp nhận vật tư, nguyên liệu từ hợp đồng gia công khác chuyển sang theo thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ, mã E23 phải khai kết hợp.
- Mã loại hình nhập khẩu E33: “Nhập nguyên liệu vào kho bảo thuế”, mã này được áp dụng với:
- Vật tư, nguyên liệu được đưa vào kho bảo thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu và áp dụng trong quy trình khai báo phải có khai kết hợp.
- Khai báo mã loại hình tại cơ quan hải quan.
Phân biệt E31 và E33:
4. Quy trình khai báo hải quan hàng hóa nhập khẩu
Quy trình khai báo hải quan hàng hóa nhập khẩu.
Quy trình thực hiện khai báo hải quan hàng hóa nhập khẩu như sau:
Bước 1: Xác định loại hàng hóa
Người khai báo cần xác định loại hàng hóa nhập khẩu thuộc diện nào, có trong danh sách hàng hóa đặc biệt, hàng hóa hạn chế hay cấm nhập khẩu hay không:
- Hàng hóa thông thường: Đủ điều kiện để làm thủ tục nhập khẩu thông thường.
- Hàng hóa cấp nhập khẩu: Hàng hóa thuộc danh sách cấm nhập khẩu thì buộc phải dừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu để tránh những vấn đề vi phạm về mặt pháp lý. Danh mục hàng cấm nhập khẩu quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP
- Hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu: Quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP.
- Hàng cần công bố hợp chuẩn hợp quy: Doanh nghiệp cần làm thủ tục công bố hợp quy trước khi nhập hàng về cảng, quy trình thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.
- Hàng cần kiểm tra chuyên ngành: Thông thường, cơ quan chức năng sẽ đến tận nơi để lấy mẫu kiểm tra chuyên ngành, sau khi có kết quả, doanh nghiệp sẽ tiến hành các công đoạn làm thủ tục còn lại.
Bước 2: Ký hợp đồng ngoại thương
Hợp đồng ngoại thương là giấy tờ quan trọng thể hiện cam kết giữa hai bên. Hợp đồng ngoại thương là chứng từ bắt buộc sẽ được yêu cầu trong tất cả các bộ hồ sơ xuyên suốt quá trình thông quan hàng hóa.
Bước 3: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa
Một bộ chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ bao gồm:
- Hợp đồng thương mại.
- Vận đơn lô hàng.
- Phiếu đóng gói hàng hóa.
- Giấy chứng nhận xuất xứ.
- Các giấy tờ khác có liên quan.
Bước 4: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành
Thủ tục này áp dụng đối với danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành. Thông thường, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy báo đăng ký kiểm tra khoảng trước 02 ngày tàu đến cảng.
Bước 5: Khai báo và truyền tờ khai hải quan
Sau khi hãng vận chuyển gửi giấy báo hàng đến, doanh nghiệp cần khai và truyền tờ khai hải quan. Điều kiện là doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký số với Tổng cục Hải quan Việt Nam.
Hiện nay quy trình Hải quan được số hóa và thực hiện thuận tiện, dễ dàng trên hệ thống VNACCS của Tổng cục Hải quan. Doanh nghiệp chỉ cần điền đầy đủ thông tin tờ khai, khi hoàn tất thì truyền đi, hệ thống sẽ tự động cấp số nếu như thông tin chính xác.
Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử; Báo giá hóa đơn điện tử. |
Bước 6: Lấy lệnh giao hàng
Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ để đến cơ quan hải quan lấy lệnh giao hàng:
- Căn cước công dân bản sao.
- Vận đơn bản sao.
- Vận đơn gốc đã được lãnh đạo công ty đóng dấu.
- Phí để lấy lệnh giao hàng.
Bước 7: Chuẩn bị hồ sơ hải quan
Sau khi truyền tờ khai thành công, hệ thống sẽ căn cứ vào nội dung tờ khai để phân luồng hàng hóa: Luồng xanh, luồng và hay luồng đỏ để doanh nghiệp tiến hành các thủ tục tiếp theo.
Bước 8: Nộp thuế & hoàn tất thủ tục hải quan
Sau khi tờ khai được truyền và thông qua, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.
Bước 9: Chuyển hàng hóa về kho để bảo quản
Sau khi hoàn tất thủ tục tại cơ quan Hải quan, doanh nghiệp đưa hàng hóa về kho để bảo quản và thực hiện các khâu sản xuất kế tiếp.
Trên đây là một số nội dung về mã loại hình nhập khẩu E31. Đây là mã loại hình nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu. Nhập khẩu E31 được miễn thuế nhập khẩu và không phải chịu thuế GTGT.
Dương Thúy