Trang chủ Tin tức Hàng nhập khẩu là gì? Hình thức và quy trình nhập khẩu hàng hóa

Hàng nhập khẩu là gì? Hình thức và quy trình nhập khẩu hàng hóa

Bởi: ecus.net.vn - 06/09/2024 Lượt xem: 92 Cỡ chữ tru cong

Việc mua hàng nhập khẩu được thực hiện dựa trên các quy định của Nghị định 69/2018/NĐ-CP, Luật quản lý thương mại 2017 và các văn bản pháp luật có liên quan. Bài viết này sẽ cung cấp những hiểu biết chung về hàng nhập khẩu và trình tự các bước để nhập hàng từ nước ngoài vào Việt Nam. 

 

Nhập khẩu hàng hóa

Khái niệm hàng nhập khẩu.

 

1. Hàng hóa nhập khẩu là gì?

 

Khái niệm hàng nhập khẩu được giải thích tại Khoản 6, Điều 2, Thông tư số  54/2018/TT-BGTVT như sau: Hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa có nơi gửi hàng (gốc) ở nước ngoài và nơi nhận hàng (đích) ở Việt Nam. Hiểu đơn giản, hàng hóa nhập khẩu là các sản phẩm, nguyên liệu, hoặc dịch vụ được mua và vận chuyển từ nước ngoài vào trong một quốc gia để tiêu thụ, sử dụng hoặc bán lại.

 

Nhập khẩu có thể bao gồm các loại hàng hóa như sản phẩm công nghiệp, nông sản, thủy hải sản, thiết bị điện tử, tài nguyên và nhiều loại sản phẩm khác. Việc nhập khẩu thường phải tuân theo các quy định về thuế quan, kiểm soát chất lượng và pháp lý của quốc gia nhập khẩu.

 

>> Tham khảo: Hướng dẫn hồ sơ, quy trình cấp giấy phép xuất nhập khẩu.

 

Hình thức nhập khẩu hàng hóa

5 hình thức nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

 

2. Các hình thức nhập khẩu hàng hóa

 

Hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam với 5 hình thức phổ biến sau:

 

2.1. Ủy thác nhập khẩu

 

Với hình thức này, đơn vị muốn nhập khẩu hàng hóa sẽ ủy thác cho một đơn vị thứ ba (đơn vị trung gian) để thực hiện các hoạt động nhập khẩu và thủ tục pháp lý, xử lý các vấn đề phát sinh và chịu trách nhiệm bồi thường nếu có.

 

Đây là một hình thức khá phổ biến tại Việt Nam do nhiều doanh nghiệp chưa đủ nguồn lực và hiểu biết sâu rộng về ngành cũng như kinh nghiệm xử lý các giấy tờ, thủ tục pháp lý nên cần thông qua bên ủy thác để nhập khẩu hàng.

 

2.2. Tạm nhập, tái xuất

 

Với hình thức này, hàng hóa được đưa vào một Việt Nam tạm thời, không phải để tiêu thụ trong nước, mà để thực hiện các mục đích khác như gia công, sửa chữa, trưng bày tại triển lãm hoặc sử dụng cho mục đích ngắn hạn, sau đó được xuất khẩu trở lại nước xuất xứ hoặc một quốc gia khác (quốc gia thứ ba). 

 

Hình thức này giúp doanh nghiệp giảm được các loại thuế nhập khẩu và không phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế như hàng hóa nhập khẩu chính thức. Các doanh nghiệp sử dụng hình thức tạm nhập, tái xuất để hưởng lợi từ việc chênh lệch giá cả giữa các thị trường hoặc nhờ khả năng am hiểu về thị trường, nguồn cung, và nhu cầu tiêu thụ.

 

>> Tham khảo: Hợp đồng xuất nhập khẩu.

 

2.3. Nhập khẩu liên doanh

 

Nhập khẩu liên doanh là một hình thức nhập khẩu trong đó hai hoặc nhiều bên hợp tác để thực hiện hoạt động nhập khẩu và kinh doanh hàng hóa tại một thị trường cụ thể. Trong đó, cần ít nhất một doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu trực tiếp.

 

Các bên tham gia sẽ cùng chia sẻ rủi ro, lợi nhuận, và trách nhiệm trong quá trình nhập khẩu và phân phối sản phẩm. Mỗi bên thường đóng góp một phần tài sản, vốn hoặc công nghệ để thực hiện dự án liên doanh.

 

2.4. Nhập khẩu hàng hóa trực tiếp

 

Thông thường hình thức này do một doanh nghiệp xuất nhập khẩu có kinh nghiệm, tiến hành nhập khẩu độc lập theo đúng các quy định của Nhà nước.

 

Với hình thức này, thương nhân tự chủ động chọn lựa mặt hàng nhập khẩu, thời gian giao hàng, đối tác xuất khẩu… Người mua và người bán sẽ tiến hành giao dịch trực tiếp với nhau.

 

2.5. Hàng nhập khẩu gia công

 

Với hình thức này, doanh nghiệp đưa nguyên liệu hoặc bán thành phẩm từ nước ngoài vào trong nước để thực hiện quá trình gia công, sản xuất hoặc chế biến.

 

Sau khi hoàn thành các công đoạn gia công, sản phẩm sẽ được xuất khẩu trở lại nước ngoài hoặc bán ra thị trường quốc tế.

 

Đây là một mô hình kinh doanh phổ biến trong ngành sản xuất, nơi các quốc gia có lợi thế về lao động giá rẻ hoặc kỹ thuật chuyên môn sẽ thực hiện phần gia công để giảm chi phí sản xuất.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

 

Quy trình nhập khẩu hàng hóa

6 bước để hàng nhập khẩu đến tay thương nhân.

 

3. Quy trình nhập khẩu hàng nhập khẩu

 

Việc nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam dựa trên quy định của Luật quản lý ngoại thương năm 2017 và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. Dưới đây là cách để nhập hàng nhập khẩu nói chung.

 

Bước 1: Thành lập tư cách pháp nhân

 

Cá nhân không thể trực tiếp nhập khẩu hàng hoá mà phải là thương nhân, người có tư cách pháp nhân. Nói cách khác một pháp nhân có đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh mới có thể tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa.

 

Đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.

 

Bước 2: Đăng ký tài khoản khai hải quan điện tử

 

Để có thể khai hải quan điện tử với hàng nhập khẩu, thương nhân cần Đăng ký sử dụng Hệ thống Thông quan Tự động (VNACCS) tại trang web của Tổng cục Hải quan.

 

Ngoài ra, các doanh nghiệp chuyên về xuất nhập khẩu cũng thường sử dụng các hệ thống khai hải quan điện tử được tạo bởi các đơn vị về dịch vụ số. Phần mềm ECUS5VNACCS nằm trong hệ thống mô hình I-VAN của Thaisonsoft, được hơn 100.000.000+ doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn.

 

ECUS5VNACCS đã được tổng cục Hải quan thẩm định, cấp chứng nhận đạt chuẩn và cho phép kết nối trao đổi thông tin với hệ thống VNACCS/VCIS căn cứ công văn số 1120/CNTT-CNTT.

 

Đây là giải pháp hải quan điện tử chuyên nghiệp, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nghiệp vụ của Tổng cục Hải quan và phù hợp với tất cả các loại hình doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

 

Bước 3: Kiểm tra diện nhập khẩu của hàng nhập khẩu

 

Mỗi loại hàng hóa có thể sẽ có cơ chế nhập khẩu khác nhau. Vì vậy, trước khi nhập khẩu hàng, thương nhân cần xem xét diện nhập khẩu của loại hàng nhập khẩu đó. Hàng nhập khẩu được chia thành 4 diện, bao gồm:

 

- Hàng nhập khẩu bị cấm: được đính kèm tại Phụ lục I, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu. Thương nhân không được phép nhập khẩu những loại hàng hóa này.

 

- Hàng hóa phải xin cấp phép kiểm tra chuyên ngành: Thương nhân xuất nhập khẩu những loại hàng hóa đặc biệt cần hóa phải áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch được quy định chi tiết tại Điều 65, Luật quản lý ngoại thương 2017.

 

- Hàng nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện: Thương nhân xuất nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định được đính kèm tại Phụ lục II, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP về danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện.

 

- Hàng nhập khẩu khác: Thương nhân được nhập khẩu hàng hóa theo quy định chung của pháp luật và chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.

 

>> Tham khảo: Điều kiện giao hàng DAP trong xuất nhập khẩu là gì?

 

Bước 4: Xác định phân loại HS của hàng nhập khẩu

 

Xác định phân loại (HS) cho hàng hóa là một bước rất quan trọng để xác định thuế quan áp dụng đối với hàng hóa đó. Theo Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), các nước sẽ áp đặt thống nhất đến 6 số đầu của một mã HS.

 

Tuy nhiên, việc áp đặt các số sau đó trong dãy số mã HS thuộc quyền quyết định riêng của mỗi nước, vì thế các số này có thể khác biệt giữa các nước.

 

Chi tiết về danh mục hàng hóa nhập khẩu kèm mã HS được quy định tại Quyết định số 1182/QĐ-BTC.

 

Bước 5: Chọn loại thuế phí phù hợp

 

Ở bước này, thương nhân xem xét lựa chọn các loại thuế quan phù hợp, tối ưu chi phí thuế cho thương nhân.

 

Một số loại thuế quan phổ biến với hàng nhập khẩu như: Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ, thuế bảo vệ môi trường, thuế EVFTA, thuế MFN,…

 

Bước 6: Khai hải quan và nộp thuế

 

Khi hồ sơ được nhập để khai hải quan, hệ thống sẽ tự động phân luồng thông tin hồ sơ và phản hồi theo 3 nhóm: Luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ. Trong đó:

 

- Luồng xanh: Thương nhân không phải trải qua bước kiểm tra chi tiết về hàng hóa.

 

- Luồng vàng: Thương nhân phải bổ sung các giấy tờ, hồ sơ để Hải quan kiểm tra như: Tờ khai trị giá, hóa đơn; phiếu đóng gói hàng, mã vận đơn, và các loại giấy tờ đặc biệt khác nếu hàng nhập khẩu thuộc diện đặc biệt.

 

- Luồng đỏ: Thương nhân phải nộp các hồ sơ như trong trường hợp Luồng vàng và hàng nhập khẩu sẽ bị cơ quan Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra trực tiếp.

 

Sau đó, thương nhân nộp các loại thuế phí liên quan theo quy định để được nhập khẩu hàng.

 

Nhìn chung, việc nhập khẩu hàng hóa là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết về pháp luật, quy trình và các hình thức nhập khẩu phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

 

Qua bài viết, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về hàng nhập khẩu, các hình thức phổ biến và các bước cụ thể để thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

 

Việc tuân thủ đúng các quy định pháp luật sẽ giúp doanh nghiệp tránh rủi ro và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình trong bối cảnh thương mại quốc tế ngày càng phát triển.

 

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm khai báo hải quan ECUS, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://ecus.vn/