Trang chủ Tin tức Nhập khẩu song song là gì? Quy định quan trọng cần biết về hình thức nhập khẩu song song

Nhập khẩu song song là gì? Quy định quan trọng cần biết về hình thức nhập khẩu song song

Bởi: ecus.net.vn - 17/02/2025 Lượt xem: 102 Cỡ chữ tru cong

Nhập khẩu song song là gì? Đây là một trong những thắc mắc phổ biến của những người mới bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực xuất nhập khẩu. Việc hiểu rõ khái niệm và các quy định liên quan đến nhập khẩu song song sẽ giúp các doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng hơn về các chiến lược kinh doanh và tận dụng các cơ hội từ thị trường quốc tế.

 

Nhập khẩu song song

Khái niệm nhập khẩu song song.

 

1. Nhập khẩu song song là gì?

 

Theo quy định tại Điều 18, Thông tư 11/2015/TT-BKHCN, nhập khẩu song song là việc tổ chức hoặc cá nhân nhập khẩu sản phẩm do chính chủ sở hữu, hoặc tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sử dụng, kể cả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc, người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp đã đưa ra thị trường trong nước hoặc thị trường quốc tế hợp pháp, theo đúng quy định của pháp luật mặc dù không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp. 

 

Hiểu đơn giản, nhập khẩu song song là hoạt động nhập khẩu hàng hóa chính hiệu của một nhà sản xuất được đưa ra thị trường nước ngoài vào thị trường nội địa song song với kênh phân phối của chính nhà sản xuất đó.

 

Hiện nay, có 3 đối tượng chính trong chuỗi cung ứng sản phẩm trong hoạt động nhập khẩu song song: 

 

- Đối tượng thứ nhất là chủ sở hữu sản phẩm mang quyền sở hữu trí tuệ: Hiểu đơn giản là nhà sản xuất hoặc sáng tạo ra sản phẩm, có quyền kiểm soát sản phẩm. 

 

- Đối tượng thứ hai là nhà kinh doanh được ủy quyền: Đây là các đại lý, nhà phân phối độc quyền được ủy quyền để phân phối sản phẩm trong một thị trường nhất định. 

 

- Đối tượng thứ ba là nhà kinh doanh không được ủy quyền: Tức là nhà nhập khẩu song song, đây là các doanh nghiệp hoặc cá nhân không được ủy quyền chính thức từ nhà sản xuất hoặc nhà phân phối độc quyền. Tuy nhiên, họ có thể nhập khẩu sản phẩm từ các nguồn khác và bán trên thị trường. 

 

Ví dụ: Doanh nghiệp A sản xuất ra sản phẩm B, sản phẩm này đã được cấp bằng sáng chế, được bảo hộ tại Việt Nam. Công ty A thực hiện ủy quyền cho đại lý của mình là công ty C tại Việt Nam được nhập khẩu và phân phối độc quyền sản phẩm B tại Việt Nam. Tuy nhiên, công ty X mua và nhập khẩu vào Việt Nam sản phẩm B và bán ở thị trường nước ngoài. Đặc biệt, công ty X không được sự đồng ý của công ty A và công ty C. Khi đó, công ty X được gọi là nhà nhập khẩu song song, thực hiện việc nhập khẩu song song hàng hóa.

 

>> Tham khảo: Tổng hợp tất cả các loại hóa đơn trong xuất nhập khẩu.

 

2. Nguyên nhân dẫn đến hoạt động nhập khẩu song song là gì?

 

Áp dụng nhập khẩu song song trong những trường hợp nào?

Khi nào áp dụng nhập khẩu song song?

 

Tình trạng nhập khẩu song song xảy ra do một số nguyên nhân chính sau:

 

- Nguyên nhân thứ 1: Chênh lệch giá giữa các thị trường.

 

Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến nhập khẩu song song là sự chênh lệch về giá cả giữa các nước.

 

Do sự khác biệt về chính sách giá cả các nhà sản xuất hoặc nhà phân phối tại thị trường khác nhau, nên giá của sản phẩm có thể được bán với giá thấp hơn tại một số quốc gia.

 

Điều này tạo điều kiện cho các nhà nhập khẩu song song mua sản phẩm từ thị trường giá thấp và đưa vào thị trường nước ngoài để bán với giá cao hơn.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử; Phần mềm hóa đơn điện tử.

 

- Nguyên nhân thứ 2: Liên quan đến thuyết hết quyền sở hữu trí tuệ.

 

Theo thuyết này, khi sản phẩm được đưa ra thị trường bởi chính chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ, hoặc với sự đồng ý của họ thì quyền kiểm soát phân phối và khai thác thương mại của sản phẩm sẽ không còn.

 

Ví dụ: Công ty X sản xuất và sở hữu sản phẩm A. Sau khi bán sản phẩm A ra thị trường, công ty X không thể ngăn cản người mua bán lại sản phẩm đó.

 

Do vậy, các nhà nhập khẩu song song có thể nhập khẩu lại sản phẩm và bán sản phẩm mà không cần đến sự cho phép của chủ sở hữu. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ chế này phụ thuộc theo quy định pháp luật của từng quốc gia.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Nghiệp vụ xuất nhập khẩu; Hạch toán thuế xuất nhập khẩu.

 

3. Nhập khẩu song song có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không?

 

Những quy định về nhập khẩu song song

Quy định về nhập khẩu song song.

 

Tại Việt Nam, nhập khẩu song song không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Theo quy định tại Điều 125, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bởi Khoản 48, Điều 1, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về các trường hợp không được quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. 

 

Theo đó, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp sẽ không có quyền cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với các trường hợp sau:

 

- Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí cho mục đích cá nhân, phi thương mại, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử, hoặc thu thập thông tin để xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm.

 

- Lưu thông, nhập khẩu hoặc khai thác sản phẩm đã được chủ sở hữu hoặc người có quyền chuyển nhượng đưa ra thị trường, bao gồm cả thị trường nước ngoài.

 

- Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp để duy trì hoạt động của phương tiện vận tải nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời tại Việt Nam.

 

- Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do người có quyền sử dụng trước thực hiện.

 

- Sử dụng sáng chế khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

 

- Sử dụng thiết kế bố trí khi không biết hoặc không có nghĩa vụ biết thiết kế đó được bảo hộ.

 

- Sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đã được bảo vệ, nếu nhãn hiệu đó đã được bảo vệ một cách trung thực trước khi chỉ dẫn địa lý được đăng ký.

 

- Sử dụng một cách trung thực tên, dấu hiệu mô tả đặc tính của hàng hóa, dịch vụ như chủng loại, số lượng, chất lượng, công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý.

 

Trên đây là một số thông tin về hình thức nhập khẩu song song. Hy vọng qua bài viết, độc giả đã trả lời được câu hỏi nhập khẩu song song là gì, cũng như hiểu rõ hơn về các quy định pháp lý và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

 

Việc nắm bắt kiến thức về nhập khẩu song song sẽ giúp các doanh nghiệp và người tiêu dùng có cái nhìn toàn diện hơn khi tham gia vào thị trường.

 

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm khai báo hải quan ECUS, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://ecus.vn/