Nhập khẩu hoa quả: Hướng dẫn thủ tục theo quy định của Chính Phủ
Nhập khẩu hoa quả là hoạt động phát triển mạnh trong thời gian gần đây. Kinh tế phát triển, mức sống cải thiện, nhu cầu sử dụng trái cây nhập khẩu - trước đây được coi như mặt hàng xa xỉ cũng trở nên phổ biến và ngày càng được ưa chuộng. Khi kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng này, nhà nhập khẩu cần nắm được các quy định, giấy tờ, thủ tục và giấy phép quan trọng dưới đây.
Thủ tục nhập khẩu hoa quả.
1. Quy định nhập khẩu hoa quả
Căn cứ theo Điều 4, Nghị định 69/2018/NĐ-CP, thủ tục nhập khẩu hoa quả, trái cây tươi được quy định:
- Đối với mặt hàng hoa quả xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu phải được kiểm tra theo quy định tại Điều 65, Luật Quản lý ngoại thương năm 2017. Đồng thời, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đối tượng hàng hóa không thuộc các trường hợp nêu trên thì thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất nhập khẩu tại cơ quan hải quan.
>> Tham khảo: Hợp đồng 3 bên trong xuất nhập khẩu.
2. Nhập khẩu hoa quả có cần kiểm dịch thực vật không?
Quy định kiểm dịch với một số loại trái cây.
Căn cứ theo Điều 1, Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT về những sản phẩm thuộc diện phải kiểm dịch thực vật có quy định về danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật gồm:
- Thực vật: Cây và các bộ phận còn sống của cây.
- Sản phẩm của cây:
- Các loại củ, quả, hoa, lá, thân, cành, gốc, rễ, vỏ cây.
- Bột, tinh bột có nguồn gốc thực vật.
- Nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật.
…
Như vậy, trái cây tươi thuộc sản phẩm của cây nên nằm trong danh mục phải kiểm dịch thực vật. Khi nhập khẩu trái cây tươi bắt buộc thông qua kiểm dịch thực vật.
>> Tham khảo: Tổng hợp tất cả các loại hóa đơn trong xuất nhập khẩu.
3. Thủ tục nhập khẩu hoa quả vào Việt Nam
Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu hoa quả.
Ngoài Nghị định 69/2018/NĐ-CP, khi nhập khẩu trái cây tươi, người nhập khẩu cần căn cứ theo một số quy định của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn:
- Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT.
- Thông tư 30/2014/BNNPTNT.
- Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT (Phụ lục I, mục 9).
- Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT (Phụ lục I, mục 10).
- Nghị định 15/2018/BNNPTNT.
Theo các văn bản quy định nêu trên, mặt hàng trái cây thuộc danh mục sản phẩm cần xin giấy phép kiểm dịch trước khi nhập khẩu, phải thực hiện kiểm dịch thực vật.
3.1. Xin giấy phép nhập khẩu hoa quả
Bộ hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu cho hàng trái cây nhập khẩu vào Việt Nam gồm:
- Hợp đồng.
- Đơn đăng ký xin giấy phép nhập khẩu trái cây vào Việt Nam.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh.
Người nhập khẩu gửi bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục bảo vệ thực vật. Thời gian gửi là 15-18 ngày.
Lưu ý: Giấy phép có giá trị 1 năm và sẽ trừ lùi số lượng thực nhập.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử; Phần mềm hóa đơn điện tử.
3.2. Đăng ký kiểm dịch hoa quả nhập khẩu
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch:
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật.
- Bản khai kiểm dịch thực vật.
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của các nước xuất khẩu.
- Giấy phép nhập khẩu hàng trái cây nhập khẩu.
- Hóa đơn, chứng từ,...
- Các giấy tờ khác đối với một số nông sản đặc biệt.
Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật.
3.3. Kiểm dịch thực tế trái cây nhập khẩu tại sân bay
Quá trình kiểm dịch thực tế đối với hoa quả nhập khẩu tại cảng, sân bay gồm:
- Kiểm tra hàng hóa là hoa quả trái cây thực tế.
- Đối chiếu với hồ sơ.
- Lấy mẫu xét nghiệm.
Nếu hàng hóa đúng số lượng, đúng thông tin thì hàng hóa sẽ được cấp giấy kiểm dịch tạm thời để mang hàng hóa vào hải quản. Đồng thời, kết quả mẫu xét nghiệm của trái cây sẽ có sau 24h, nếu trái cây không đạt thì bên kiểm dịch sẽ liên hệ doanh nghiệp để xử lý tiếp.
>> Tham khảo: Quy định, cấu trúc của một hóa đơn thương mại và mẫu hóa đơn thương mại thông dụng.
3.4. Thủ tục hải quan nhập khẩu trái cây vào Việt Nam
Hồ sơ, thủ tục hải quan nhập khẩu được chuẩn bị tương tự như trên, nhưng bổ sung thêm một số giấy tờ khác:
- Tờ khai hải quan.
- C/O: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
3.5. Thuế suất nhập khẩu trái cây tươi
Mức thuế suất giá trị gia tăng khi nhập khẩu trái cây tươi là 5%. Thuế nhập khẩu hoa quả tươi là 7-40% tùy theo HS code.
4. Lưu ý khi nhập khẩu trái cây
Khi thực hiện nhập khẩu hoa quả vào Việt Nam, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
- Nộp thuế nhập khẩu là trách nhiệm của người nhập khẩu phải hoàn thành với Nhà nước.
- Để xác định đúng thuế suất của mặt hàng nhập khẩu, bạn cần xác định chính xác mã HS của loại hoa quả, trái cây.
- Thuế nhập khẩu của hoa quả tương đối cao nên khi đàm phán với người bán, bạn nên yêu cầu họ cung cấp chứng nhận xuất xứ để được ưu đãi về thuế.
- Trái cây khi nhập khẩu vào Việt Nam phải thực hiện kiểm dịch thực vật và tùy theo một số mặt hàng cụ thể để kiểm tra y tế nếu thuộc danh mục phải kiểm tra y tế.
Trên đây là những lưu ý quan trọng khi nhập khẩu hoa quả. Nhà nhập khẩu cần nắm được hồ sơ, các loại giấy phép cần xin và quan trọng là tra cứu HS code, xác định thuế suất, định rõ mức thuế để tránh bị phạt.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm khai báo hải quan ECUS, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://ecus.vn/