Trang chủ Tin tức Quản trị rủi ro trong xuất nhập khẩu như thế nào đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế?

Quản trị rủi ro trong xuất nhập khẩu như thế nào đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế?

Bởi: ecus.net.vn - 03/02/2025 Lượt xem: 78 Cỡ chữ tru cong

Quản trị rủi ro trong xuất nhập khẩu là vấn đề “cốt lõi” với mọi doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Để vừa mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, vừa đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa tổn thất, doanh nghiệp cần nhận định chính xác và quản lý rủi ro hiệu quả.

 

Quản trị rủi ro trong xuất nhập khẩu

Khái niệm quản trị rủi ro trong xuất nhập khẩu.

 

1. Quản trị rủi ro trong xuất nhập khẩu là gì?

 

Quản trị rủi ro trong xuất nhập khẩu không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn rủi ro mà thay vào đó là quá trình thực hiện các bước để xác định các rủi ro, mức độ của rủi ro, mức độ ảnh hưởng để từ đó có giải pháp giảm thiểu tối đa mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra.

 

Quản trị rủi ro trong xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng:

 

- Hạn chế tổn thất kinh doanh do gián đoạn quá trình xuất nhập khẩu: Đặc thù của hoạt động kinh doanh quốc tế - xuất nhập khẩu đa dạng và phức tạp, các vấn đề gián đoạn không mong muốn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp. Quản lý rủi ro trở thành chìa khóa để tránh tổn thất kinh doanh nghiêm trọng.

 

- Nâng cao khả năng cạnh tranh: Quản trị rủi ro trong xuất nhập khẩu tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp thông qua quy trình quản trị và điều phối các sản phẩm, dịch vụ.

 

- Nhiều lợi ích khác:

 

Tối ưu, sử dụng hiệu quả thời gian.

 

  • Giảm thiểu tối đa lãng phí nguồn lực.

 

  • Đảm bảo đưa ra các quyết định chính xác, nhanh chóng và hiệu quả.

 

  • Đảm bảo khả năng tài chính của doanh nghiệp, duy trì sự ổn định.

 

  • Hỗ trợ phát triển kiểm toán nội bộ hiệu quả.

 

>> Tham khảo: Tổng quan về nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu.

 

2. Nhận diện các rủi ro xuất nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập

 

Rủi ro trong xuất nhập khẩu

Các loại rủi ro trong XNK.

 

Các loại rủi ro trong xuất nhập khẩu có thể phân loại căn cứ vào các tiêu chí sau:

 

2.1. Theo tác động của môi trường

 

Theo tác động khách quan của môi trường, có các loại rủi ro sau:

 

- Rủi ro điều kiện tự nhiên: Thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, động đất, sóng thần,...

 

- Rủi ro do môi trường văn hóa: Những rủi ro xảy ra do khác biệt văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lối sống, đạo đức,... của dân tộc, quốc gia khác dẫn đến cách hành xử không phù hợp gây ra sự tổn thất, thiệt hại, mất cơ hội kinh doanh.

 

- Rủi ro do môi trường kinh tế:

 

 

  • Rủi ro do nền kinh tế phát triển không ổn định: Đối với nền kinh tế đang trong tình trạng khủng hoảng, rủi ro quốc gia là không thể tránh khỏi

 

  • Rủi ro do cấm vận kinh tế: Một số nước bị cấm vận kinh tế thì kéo theo mọi hoạt động thương mại quốc tế với đối tác tại nước đó bị kiểm soát gắt gao thì các thủ tục xuất khẩu, thanh toán cho doanh nghiệp sẽ gặp nhiều vấn đề trục trặc, khó khăn.

 

  • Rủi ro về tỷ giá hối đoái: Các rủi ro về tỷ giá hối đoái thường xảy ra khi tỷ giá hối đoái ở thời điểm thanh toán tăng hoặc giảm so với tỷ giá lúc ký kết hợp đồng.

 

  • Rủi ro lạm phát: Các trường hợp lạm phát ngoài phạm vi kiểm soát của Chính phủ sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh, làm cho hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.

 

  • Rủi ro do biến động giá cả, thị trường: Các biến động về giá cả hàng hóa, dịch vụ nhiều khi rất khó dự đoán, nhất là khi biến động xảy ra khi đã ký kết hợp đồng. Doanh nghiệp buộc phải lựa chọn hoặc phá hợp đồng hoặc chịu phạt hoặc chịu lỗ.

 

- Rủi ro do môi trường pháp luật:

 

  • Vi phạm luật quốc gia như một số bộ luật chống độc quyền, chống phân biệt chủng tộc,...

 

  • Thiếu hiểu biết về pháp luật.

 

  • Sự thay đổi về pháp luật liên quan đến kinh doanh như một số quy định về môi trường lao động.

 

>> Tham khảo: Hợp đồng 3 bên trong xuất nhập khẩu.

 

2.2. Theo tính chất, đặc điểm của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

 

Căn cứ theo đặc điểm, tính chất của từng loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu, có các loại rủi ro sau:

 

- Rủi ro trong đàm phán: Tùy theo hình thức đàm phán (trực tiếp, qua điện thoại, thư tín,...) sẽ xảy ra rủi ro khác nhau.

 

- Rủi ro trong soạn thảo, ký kết hợp đồng: Không kiểm tra kỹ các điều khoản, phải sửa chữa dẫn đến nhiều rủi ro, các rủi ro về giấy tờ, lưu trữ hợp đồng,...

 

- Rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng: 

 

- Rủi ro trong thanh toán:

 

  • Thanh toán trả trước: Rủi ro nhận tiền không giao hàng, giao chậm hoặc giao thiếu hàng.

 

  • Thanh toán nhờ thu trả ngay D/P: Người nhập khẩu thanh toán nhưng người xuất khẩu không cung cấp D/O.

 

  • Thanh toán L/C: Rủi ro phát sinh nếu người bán lập bộ chứng từ giả để đòi tiền theo L/C, người xuất khẩu lập bộ chứng từ có lỗi nên bị từ chối thanh toán.

 

>> Tham khảo: Thủ tục hoàn thuế xuất nhập khẩu theo quy định của Bộ Tài chính.

 

2.3. Căn cứ theo nguyên nhân của rủi ro

 

Theo nguyên nhân của rủi ro thì trong xuất nhập khẩu bao gồm rủi ro chủ quan và rủi ro khách quan:

 

- Rủi ro chủ quan: Bao gồm các nguyên nhân xuất phát từ phía doanh nghiệp do quy trình, do con người, do hàng hóa, dịch vụ,...

 

- Rủi ro khách quan: Bao gồm các nguyên nhân xuất phát từ bên ngoài như do điều kiện môi trường, ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế, chính trị, pháp luật,...

 

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử; Phần mềm hóa đơn điện tử.

 

3. Giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý rủi ro trong xuất nhập khẩu

 

Quản lý rủi ro trong xnk

Giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý rủi ro XNK.

 

Các giải pháp mang tính vĩ mô tăng cường hiệu quả quản lý rủi ro trong xuất nhập khẩu:

 

- Cải thiện, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật,... nhằm xây dựng môi trường kinh doanh an toàn, hiệu quả cho doanh nghiệp.

 

- Tài trợ thương mại: Nghiên cứu biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các chính sách khuyến mại đầu tư.

 

- Hỗ trợ về công nghệ, thông tin, tư vấn.

 

Các giải pháp vi mô:

 

- Cải thiện quy trình kiểm soát, hạn chế rủi ro trong kinh doanh.

 

- Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.

 

- Thực thi và quản lý rủi ro.

 

- Xây dựng hệ thống giải pháp, chiến lược kinh doanh sản phẩm phù hợp với điều kiện doanh nghiệp.

 

- Nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, lựa chọn đối tác, ngành hàng.

 

- Mua bảo hiểm hàng hóa.

 

- Các giải pháp về nhân lực: Nâng cao số lượng và chất lượng nhân viên hiểu biết nghiệp vụ xuất nhập khẩu.

 

Quản trị rủi ro trong xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng, mang tính “cốt lõi” để đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp được ổn định, an toàn và hiệu quả.

 

Doanh nghiệp cần nhận định các rủi ro theo từng tiêu chí phân loại, từ đó xây dựng bộ giải pháp để hạn chế tối đa rủi ro, giảm thiểu tối đa tổn thất.

 

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm khai báo hải quan ECUS, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://ecus.vn/