Hợp đồng 3 bên trong xuất nhập khẩu - Phân loại và các lưu ý quan trọng
Hợp đồng 3 bên trong xuất nhập khẩu là hình thức hợp đồng thường gặp, có ý nghĩa rất quan trọng trong các giao dịch quốc tế. Việc ký kết hợp đồng 3 bên cần tuân thủ theo đúng các quy định để đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan, đảm bảo quá trình giao nhận hàng hóa diễn ra nhanh chóng, thuận tiện.
Hợp đồng 3 bên được sử dụng khá phổ biến.
1. Hợp đồng 3 bên trong xuất nhập khẩu là gì?
Hợp đồng 3 bên trong xuất nhập khẩu là một loại hợp đồng phổ biến, liên quan đến ba bên tham gia từ ba quốc gia khác nhau.
Trong đó, một bên đóng vai trò là người bán, một bên đóng vai trò là người mua và một bên còn lại vừa là người mua, vừa là người bán.
Ví dụ về hợp đồng 3 bên trong xuất nhập khẩu:
Giả sử công ty A ở Việt Nam ký hợp đồng bán hàng cho công ty B ở Mỹ, nhưng thay vì giao hàng trực tiếp đến công ty B, hàng hóa lại được giao thẳng từ công ty A đến công ty C ở Thái Lan để tiêu thụ. Trong trường hợp này thì công ty A đóng vai trò là người bán, công ty B đóng vai trò là người mua nhưng không nhận hàng, công ty C là bên nhận hàng (tiêu thị hàng hóa).
Như vậy, mặc dù công ty A và công ty B ký kết hợp đồng và thanh toán trực tiếp cho nhau, nhưng công ty C sẽ là bên nhận và sử dụng hàng hóa. Loại hợp đồng 3 bên này rất phổ biến trong các giao dịch xuất nhập khẩu quốc tế, giúp các doanh nghiệp tối ưu chi phí vận chuyển và lưu kho.
>> Tham khảo: Hiểu rõ điều kiện FCA trong xuất nhập khẩu và những quy định cần biết.
Lợi ích của hợp đồng 3 bên:
- Tối ưu chi phí vận chuyển: Hàng hóa được chuyển thẳng từ nhà sản xuất đến thị trường tiêu thụ mà không cần qua một bên trung gian.
- Giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao dịch: Việc phân chia rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên trong hợp đồng ba bên sẽ giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao dịch hàng hóa.
- Linh hoạt chuỗi cung ứng hàng hóa: Hàng hóa được vận chuyển linh hoạt đến khắp các quốc gia giúp tối ưu hóa quy trình xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp.
Tóm lại, hợp đồng 3 bên trong XNK là công cụ pháp lý quan trọng để các doanh nghiệp thực hiện giao dịch hàng hóa dễ dàng hơn.
2. Phân loại hợp đồng 3 bên trong xuất nhập khẩu
Dưới đây là 2 cách phân loại hợp đồng 3 bên thường gặp trong xuất nhập khẩu. Đó là: hợp đồng 3 bên Việt Nam - nước ngoài - nước ngoài và hợp đồng Việt Nam - nước ngoài - Việt Nam.
2.1. Hợp đồng 3 bên Việt Nam - Nước ngoài - Nước ngoài
Hiểu đơn giản, hợp đồng 3 bên loại này là: Công ty Việt Nam ký hợp đồng với công ty Nước ngoài để xuất khẩu hàng hóa sang một công ty Nước ngoài khác.
Ví dụ:
Công ty A ở Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu gạo với công ty B ở Mỹ, với yêu cầu giao thẳng gạo từ Việt Nam sang công ty C ở Malaysia.
Như vậy, hợp đồng 3 bên được ký với các chủ thể như sau: Công ty Việt Nam là bên xuất khẩu, đồng thời là bên giao hàng, công ty ở Mỹ là bên nhập khẩu nhưng không phải là bên nhận hàng; công ty ở Malaysia là bên nhận hàng.
>> Có thể bạn quan tâm: Các loại chi phí phổ biến trong xuất nhập khẩu.
Vai trò của bên A là:
- Ký hợp đồng và nhận tiền từ bên B.
- Giao hàng cho bên C.
- Làm tờ khai xuất khẩu.
- Làm ℅ để hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu.
Có mấy loại hợp đồng 3 bên trong XNK?
2.2. Hợp đồng 3 bên: Việt Nam - nước ngoài - Việt Nam
Công ty A ở Việt Nam ký hợp đồng để mua máy móc thiết bị với công ty B cũng ở Việt Nam (đây là nhà phân phối chính thức của công ty sản xuất - công ty C ở Trung Quốc).
Công ty C yêu cầu nhận hàng trực tiếp từ công ty C. Do đó, đây là hợp đồng 3 bên, trong đó, công ty C ở Trung Quốc đóng vai trò là nhà cung cấp hàng hóa, công ty phân phối B ở Việt Nam đóng vai trò là bên xuất khẩu nhưng không trực tiếp giao hàng.
Công ty A ở Việt Nam là bên nhận hàng và là bên nhập khẩu.
Khi đó, quyền và nghĩa vụ của các bên như sau:
- Công ty nhà phân phối B: Ký hợp đồng với công ty A và nhận tiền thanh toán từ công ty A.
- Công ty nhập khẩu A: Ký hợp đồng với công ty B và thanh toán cho họ, sau đó, thực hiện thủ tục tờ khai nhập khẩu hàng hóa; nhận ℅ từ công ty nhà sản xuất C để hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu nếu có.
Điểm khác biệt lớn nhất của hợp đồng 3 bên loại 2 so với loại 1 là điều khoản thanh toán: Thanh toán diễn ra trong nước chứ không phải giao dịch quốc tế.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.
3. Lưu ý quan trọng khi làm hợp đồng 3 bên trong xuất nhập khẩu
Lưu ý gì khi soạn thảo và thực hiện hợp đồng 3 bên?
- Cần xác định rõ vai trò của các bên trong hợp đồng: Quyền lợi và nghĩa vụ trong việc giao nhận hàng hóa và thanh toán.
- Thỏa thuận phương thức thanh toán và thời gian thanh toán rõ ràng.
- Quy định rõ về việc chịu trách nhiệm bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
- Đảm bảo chứng từ thuế hợp lệ để có thể hưởng ưu đãi thuế nếu có.
- Cần có điều khoản giải quyết tranh chấp rõ ràng trong hợp đồng.
- Thống nhất về thời gian giao hàng để đảm bảo hàng hóa được giao đến tay người nhận đầy đủ và kịp thời.
>> Tham khảo: Quy trình xuất khẩu hàng hóa đường biển.
Như vậy, việc hiểu rõ các quy định liên quan đến hợp đồng 3 bên trong xuất nhập khẩu là rất quan trọng với các doanh nghiệp khi tham gia vào giao dịch thương mại quốc tế.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về hợp đồng 3 bên.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm khai báo hải quan ECUS, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://ecus.vn/