FSC là gì trong xuất nhập khẩu? Các loại chi phí phổ biến trong xuất nhập khẩu
FSC là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thường được các hãng hàng không hoặc công ty vận tải áp dụng với khách hàng. Vậy FSC là gì trong xuất nhập khẩu? Yếu tố nào ảnh hưởng đến phí FSC? Các loại chi phí phổ biến trong xuất nhập khẩu là gì?
FSC là gì trong xuất nhập khẩu?
1. FSC là gì trong xuất nhập khẩu?
FSC là viết tắt của từ Fuel Surcharge có nghĩa là phụ phí nhiên liệu - Đây là khoản phí thường gặp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Đây là khoản chi phí bổ sung mà người nhận hoặc chủ hàng sẽ phải trả để bù đắp chi phí nhiên liệu bổ sung do giá nhiên liệu tăng cao.
FSC thay đổi hàng tháng hoặc hàng quý theo sự biến động của giá dầu quốc tế. Chi phí FSC thường rất thấp, không quá 20% chi phí vận chuyển và sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Khoảng cách vận chuyển thực tế
- Trọng lượng của hàng hóa
- Phương thức vận chuyển…
Chi phí FSC được áp dụng trong vận tải hàng không, đường biển và đường bộ quốc tế. Các hãng hàng không sẽ thông báo những thay đổi về phụ phí nhiên liệu dựa trên xu hướng giá dầu và sẽ lên danh sách tỷ lệ riêng trong cước phí. Từ đó, các công ty sẽ tính toán ngân sách chi phí logistics sao cho hợp lý nhất.
>> Tham khảo: Phân biệt điều kiện giao hàng FOB và CIF theo Incoterms.
2. Yếu tố nào ảnh hưởng đến phụ phí nhiên liệu FSC?
Có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến phụ phí nhiên liệu.
Sự thay đổi của các yếu tố dưới đây sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí nhiên liệu FSC mà người nhận phải chịu:
- Giá của nhiên liệu: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, tác động lớn nhất đến phụ phí nhiên liệu FSC. Khi giá nhiên liệu trên thị trường tăng thì các công ty vận tải sẽ phải tăng phụ phí nhiên liệu để bù lại phần chi phí tăng thêm đó. Ngược lại, nếu giá nhiên liệu trên thế giới giảm thì chi phí này cũng giảm theo.
- Hạn chế của chính sách: Một số yêu cầu về việc bảo vệ môi trường hoặc các yếu tố liên quan cũng có thể gây tác động nhỏ đến phụ phí nhiên liệu, tuy nhiên, yếu tố này không đáng kể.
>> Tham khảo: EPA - công cụ thâm nhập vào thị trường thế giới.
3. Quy định về phụ phí nhiên liệu FSC trong xuất nhập khẩu
Khi tìm hiểu FSC là gì trong xuất nhập khẩu, độc giả cũng cần quan tâm đến các quy định về phụ phí nhiên liệu đang được áp dụng, trong đó có cách tính phụ phí nhiên liệu và việc khai báo hải quan đối với khoản chi phí này.
3.1. Cách tính phụ phí nhiên liệu
Có nhiều cách để xác định phụ phí nhiên liệu dựa trên sự biến động của giá nhiên liệu trên thị trường quốc tế. Thông thường, các hãng tàu, hãng hàng không sẽ áp dụng công thức tính phụ phí nhiên liệu cố định, tuy nhiên, khi thay đổi giá nhiên liệu quốc tế, mỗi thời điểm sẽ có cách tính khác nhau.
3.2. Quy định về khai báo hải quan phụ phí nhiên liệu FSC
- Phụ phí nhiên liệu tăng hoặc giảm có cần khai báo hải quan không?
Cơ quan hải quan sẽ căn cứ vào giá giao dịch của hàng hóa để xác định giá trị phải nộp khi xuất nhập khẩu hàng hóa. Quá trình này bao gồm cả việc tính các khoản chi phí liên quan đến vận chuyển, bảo hiểm và các chi phí khác…
Ngoài ra, phụ phí nhiên liệu liên quan chủ yếu đến chi phí vận chuyển và các khoản chi phí khác phát sinh. Do đó, khoản phụ phí này sẽ được tính vào giá trị thuế phải nộp với hàng hóa nhập khẩu như một phần của phí vận chuyển.
- Khai báo phụ phí nhiên liệu như thế nào?
Các công ty vận tải khi khai hải quan sẽ xác định mức phụ phí nhiên liệu tại một cột phí trong tờ khai hải quan. Sau khi xác nhận số tiền, bạn nên nộp đơn để xin hoàn thuế kèm theo các chứng từ liên quan.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.
Cần tuân thủ quy định về khai báo hải quan phụ phí nhiên liệu FSC.
4. Một số loại phí phổ biến trong xuất nhập khẩu
- Phí xếp dỡ ở cảng (THC)
Phí THC trả cho hoạt động vận chuyển, xếp dỡ container lên hoặc xuống tàu gồm: thuê nhân công, trang bị xếp dỡ và kho chứa.
- Phí niêm phong chì (Seal Fee)
Đây là khoản phí để mua con dấu niêm phong container của hãng tàu nhằm kiểm soát và theo dõi lô hàng. Trường hợp container bị mất niêm phong, bạn liên hệ với hãng tàu để được cấp lại.
- Phí phát hành vận đơn (Bill of Lading)
Vận đơn của mỗi chuyến hàng được coi như hóa đơn xác nhận giao nhận hàng hóa giữa hãng tàu và bên xuất nhập khẩu hàng.
- Phí vệ sinh (Cleaning Fee)
Phí vệ sinh container được tính tùy thuộc vào số lượng và loại container, phí này do người gửi hàng trả.
- Phí kho CFS (Container freight station)
Thường áp dụng cho hàng lẻ và tính theo số khối của lô hàng. Đây là phí vận chuyển hàng hóa từ kho chung sang kho chuyên biệt để gom hàng lẻ khi xuất nhập khẩu.
- Phí đổi cảng đến (COD – Change of Destination)
Phí COD được tính theo số container tại cảng. Phí này tính khi nhà xuất nhập khẩu yêu cầu hãng tàu vận chuyển hàng hóa đến cảng khác.
- Phí mất cân bằng container (CIC – Container Imbalance Charge)
Được tính dựa trên số lượng container tại cảng đến, thường được tính khi hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Do Việt Nam là nước nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu, nên số lượng container hàng đến sẽ nhiều hơn số lượng container đi. Chi phí này được thu nhằm vận chuyển các container rỗng.
>> Tham khảo: Chi phí Drop-off trong xuất nhập khẩu và cách tối ưu.
- Phí chỉnh sửa Bill (B/L – Amendment Fee)
Tính tính tại cảng xuất phát theo mỗi Bill trong trường hợp chủ hàng có nhu cầu chỉnh sửa thông tin trên Bill.
- Phí gửi thông tin muộn (SI – Late submission fee)
Được tính tại cảng đi cho mỗi chuyến hàng. Thông thường, thời gian để nhà xuất khẩu gửi các thông tin trên vận đơn đã được ấn định trước, trong trường hợp chúng được gửi sau thời hạn thì họ sẽ phải trả phí này.
- Phí chênh lệch giá ngoại tệ (CAF – Currency Adjustment Factor)
Chi phí này được tính khi ngoại tệ thay đổi trong mỗi kỳ.
- Cước phí vận tải biển (OF – Ocean Freight)
Mức phí OF có sự khác biệt tùy theo mỗi cảng đến, định kỳ 15 ngày thay đổi một lần. Chi phí này sẽ do hãng tàu quyết định. Quãng đường vận chuyển càng xa thì phí OF càng lớn.
Trên đây là một số thông tin về phụ phí nhiên liệu trong xuất nhập khẩu. Hiểu rõ FSC là gì trong xuất nhập khẩu giúp các doanh nghiệp nắm bắt được cách thức tính toán chi phí vận chuyển, từ đó lên kế hoạch và điều chỉnh giá cả hợp lý trong quá trình giao nhận hàng hóa.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm khai báo hải quan ECUS, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://ecus.vn/