Trang chủ Tin tức FE là gì trong xuất nhập khẩu? Các loại phí FE thường gặp

FE là gì trong xuất nhập khẩu? Các loại phí FE thường gặp

Bởi: ecus.net.vn - 09/12/2024 Lượt xem: 98 Cỡ chữ tru cong

FE là gì trong xuất nhập khẩu là thắc mắc của rất nhiều người khi mới bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực này. FE là một loại chi phí quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến giá thành của sản phẩm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất những thông tin liên quan đến FE trong xuất nhập khẩu mà doanh nghiệp cần lưu ý.

 

Thuật ngữ FE trong xuất nhập khẩu

FE là gì trong xuất nhập khẩu?

 

1. FE là gì trong xuất nhập khẩu?

 

FE là viết tắt của từ Freight Expense trong tiếng Anh, dịch nghĩa là chi phí vận chuyển. FE trong xuất nhập khẩu hiểu đơn giản là các khoản phí vận chuyển mà công ty vận tải ước tính cho việc di chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích.

 

Chi phí vận chuyển giữa các loại hàng hóa khác nhau dựa trên nhiều yếu tố như: sự khác nhau về phương thức vận chuyển, trọng lượng và kích thước của hàng hóa, khoảng cách giữa điểm đi và đích đến.

 

FE là chi phí quan trọng, không thể thiếu trong các hoạt động xuất nhập khẩu. Tùy theo thỏa thuận doanh nghiệp với công ty vận chuyển mà bên xuất khẩu hoặc bên nhập khẩu phải thanh toán phần chi phí này.

 

>> Tham khảo: Khi nào dùng mã LOT trong xuất nhập khẩu?

 

Cách xác định chi phí vận chuyển như thế nào? 

 

Chi phí vận chuyển trong xuất nhập khẩu

Các bước xác định chi phí vận chuyển.

 

Chi phí vận chuyển phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, để xác định được chính xác chi phí vận chuyển cho từng loại hàng hóa, cần đánh giá nhiều yếu tố theo các bước sau:

 

Bước 1: Xác định đơn vị tính TEU: Phí vận chuyển FE thông thường sẽ được xác định theo đơn vị container tiêu chuẩn Twenty-foot Equivalent Unit (TEU) - “Đơn vị tương đương 20 feet là đơn vị đo lường sức chứa hàng hóa theo container”.

 

TEU là đơn vị được container hóa, với quy đổi 1 TEU tương đương 1 TON hay 1 TEU tương đương 1 container. Đơn vị tính TEU thường được dùng khi vận chuyển hàng hóa có kích thước và khối lượng lớn. Ngoài việc sử dụng TEU, nhiều đơn vị vận chuyển cũng sử dụng thêm đơn vị FEU với quy đổi: 1 TEU = ½ FEU.

 

Bước 2: Tìm hiểu về chi phí của hãng tàu: Mức phí vận chuyển cùng một loại hàng hóa có sự khác nhau tùy theo giá của hãng tàu, hoặc công ty vận chuyển. Do đó, để biết chính xác mức phí vận chuyển hàng hóa, doanh nghiệp cần liên hệ trực tiếp với công ty logistic để biết mức giá chính xác.

 

Bước 3: Sau khi đã xác định được tổng số container mà doanh nghiệp cần dùng, công thức xác định chi phí vận chuyển cho khối hàng hóa như sau:

 

Chi phí vận chuyển = Tổng số container (TEU) x Phí FE của mỗi TEU.

 

Ví dụ: Một công ty xuất khẩu đường tại Việt Nam, muốn vận chuyển 10 container hàng hóa sang Thái Lan. Chi phí vận chuyển cho mỗi container là 50 USD. Như vậy, tổng chi phí vận chuyển mà công ty này phải trả là: 500 USD.

 

>> Tham khảo: Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu theo Luật Hải quan.

 

2. Các loại phí vận chuyển thường gặp trong xuất nhập khẩu

 

Các loại chi phí vận chuyển

Loại chi phí vận chuyển trong xuất nhập khẩu.

 

Trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, bên cạnh cước phí vận chuyển cơ bản còn có rất nhiều loại phí vận chuyển khác phát sinh. Do đó, việc nắm rõ các loại phí vận chuyển trong xuất nhập khẩu sẽ giúp các doanh nghiệp dự trù kinh phí chính xác. Dưới đây là tổng hợp các loại phí vận chuyển thường gặp:

 

- Freight Cost: Chi phí vận chuyển hàng hóa từ cảng xuất phát đến đích. Chi phí này sẽ phụ thuộc vào phương thức vận chuyển, trọng lượng, kích thước của hàng hóa và khoảng cách giữa các điểm vận chuyển. 

 

- B/L Fee: Phí Bill of Lading là chi phí được xác định khi yêu cầu phát hành hoặc in ấn Bill of Lading-Một loại chứng từ quan trọng để nhận hàng tại cảng đến. 

 

- CFS Fee: Container Freight Station: Đây là khoản phí khi doanh nghiệp sử dụng kho hàng của công ty vận chuyển để đóng gói hàng hóa hoặc tách rời hàng hóa vào từng container khác nhau. 

 

- D/O Fee:  Viết tắt của phí Delivery Order: Khoản chi phí này sẽ được tính khi yêu cầu phát hành Phí Delivery Order - chứng từ rất quan trọng khi nhận hàng từ cảng đích.

 

- THC: Phí Terminal Handling Charge: Chi phí này sẽ được tính cho việc sử dụng các thiết bị và máy móc, vật tư cần dùng khi xếp dỡ hàng hóa tại cảng.

 

- Phí War Risk Surcharge: Trong quá trình vận chuyển hàng hóa qua các khu vực có nguy cơ chiến tranh, hoặc xuất hiện cướp biển, các doanh nghiệp sẽ được bù đắp một khoản tiền nếu không may xảy ra rủi ro bị mất mát hàng hóa. Đây chính là phí bổ sung quan trọng khi vận chuyển mà rất nhiều công ty xuất nhập khẩu đề cập đến.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.

 

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển trong xuất nhập khẩu

 

Chi phí vận chuyển hàng hóa là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm. Có nhiều yếu tố tác động đến chi phí vận chuyển. Vậy yếu tố ảnh hưởng đến FE là gì trong xuất nhập khẩu?

 

- Sự thay đổi của giá thành nhiên liệu: Giá nhiên liệu ảnh hưởng rất lớn đến chi phí vận chuyển. Khi giá nhiên liệu giảm, chi phí vận chuyển cũng sẽ giảm theo, ngược lại khi giá nhiên liệu tăng kéo theo chi phí vận hành phương tiện vận chuyển cũng tăng theo. Từ đó, chi phí vận chuyển cũng tăng lên. 

 

- Nhu cầu của thị trường: Chi phí vận chuyển thay đổi theo nhu cầu của thị trường. Khi nhu cầu tăng cao, đặc biệt trong các mùa lễ hội hoặc khi có nhiều hàng hóa cần vận chuyển, các công ty vận tải sẽ tận dụng cơ hội này để tăng giá. Lý do là vì trong những thời điểm này, nguồn cung phương tiện vận chuyển thường bị hạn chế, dẫn đến tình trạng khan hiếm. Ngược lại, khi nhu cầu giảm sút, các công ty sẽ cạnh tranh nhau để thu hút khách hàng bằng cách giảm giá cước.

 

- Các sự kiện bất khả kháng như: chiến tranh, khủng bố, cướp biển… xảy ra đột ngột có thể làm tăng chi phí vận chuyển do các công ty vận tải phải thay đổi lộ trình đường đi để đảm bảo vận chuyển hàng hóa đến nơi an toàn. 

 

- Sự thay đổi của các quy định như: hạn chế giờ lái xe, cấm giờ, thay đổi về thuế môi trường… có thể ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển.

 

>> Tham khảo: Phân biệt điều kiện giao hàng theo giá FOB và CIF.

 

Như vậy, FE là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản phẩm.

 

Hy vọng qua bài viết, độc giả đã nắm rõ FE là gì trong xuất nhập khẩu và các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển.

 

Từ đó, đưa ra quyết định trong việc lựa chọn đơn vị vận chuyển phù hợp cho mình, để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

 

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm khai báo hải quan ECUS, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://ecus.vn/