GSP trong xuất nhập khẩu là gì, có hiệu lực như thế nào?
GSP trong xuất nhập khẩu là gì và được áp dụng như thế nào? Ngoài Hiệp định thương mại tự do FTA với những ưu đãi về thuế quan, hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP cũng đóng vai trò quan trọng khi xuất khẩu hàng hóa. Tại Thông tư 38/2018/TT-BTC, Bộ Công Thương đã có quy định cụ thể về chứng nhận hàng hóa theo GSP.
Khái niệm GSP trong xuất nhập khẩu.
1. GSP trong xuất nhập khẩu là gì?
Căn cứ theo Điều 3, Thông tư 38/2018/TT-BCT, chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP là việc thương nhân khai báo và cam kết về xuất xứ của hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu sang các khu vực Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Chứng từ GSP - Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một hình thức chứng từ thương mại do thương nhân phát hành để thể hiện nội dung khai báo và nhằm mục đích cam kết xuất xứ của hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ của GSP.
Ngoài chứng nhận xuất xứ hàng hóa GSP, hệ thống ưu đãi phổ cập GSP cũng là một thuật ngữ quan trọng có liên quan.
Hệ thống ưu đãi phổ cập GSP là kết quả của quá trình đàm phán liên Chính phủ được tổ chức và bảo trợ bởi Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc.
Theo hệ thống ưu đãi phổ cập GSP, các ưu đãi về thuế quan được áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ các nước đang phát triển trên cơ sở không cần có đi có lại và không bị phân biệt đối xử.
Hiểu đơn giản hơn, đây là hệ thống mà các nước phát triển cho các nước đang phát triển được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt bằng cách giảm hoặc miễn thuế.
Ưu đãi này được xây dựng trên cơ sở không phân biệt đối xử và không đòi hỏi nghĩa vụ trách nhiệm từ các nước đang phát triển.
>> Tham khảo: Cách tối ưu chi phí Drop-off trong xuất nhập khẩu.
2. 05 mục tiêu của hệ thống GSP
Những mục tiêu quan trọng của GSP.
Hệ thống GSP được xây dựng với mục tiêu:
(1) Nâng cao năng lực, thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu và mua bán hàng hóa của các nước đang phát triển.
(2) Đẩy mạnh phát triển kinh tế nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa của các nước được hưởng chế độ GSP.
(3) Tăng kim ngạch xuất khẩu của các nước được hưởng chế độ GSP.
(4) Tăng cường việc phổ biến rộng rãi các quy định, thông tin, thủ tục điều chỉnh buôn bán trong chế độ GPS đến các nước.
(5) Cung cấp thêm nhiều thông tin, quy định hữu ích về thương mại.
>> Tham khảo: Quy trình thanh toán Thư Tín Dụng - LC.
3. Nội dung chính của hệ thống GSP
Nội dung chính trong hệ thống GSP.
Trong hệ thống ưu đãi phổ cập GSP bao gồm những nội dung chính sau:
3.1. Các nước phát triển cho hưởng chế độ ưu đãi phổ cập
Trong hệ thống GSP hiện nay, có 16 chế độ khác nhau được triển khai tại 28 nước phát triển (gồm 15 nước EU): Áo, Ailen, Anh, Bỉ, Bồ Đào Nha, Bun - Ga - Ry, Ba Lan, Canada, Đức, Đan Mạch, Italy, Hungary, Hà Lan, Hy Lạp, Luc Xăm Bua, Nga, Nhật Bản, Na Uy, Niu - Di - Lân, Séc, Thụy Sĩ, Ôx-Trây-Lia, Ru-Ma-Ni, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, các quốc gia trung lập (CIS).
3.2. Các nước đang phát triển hưởng chế độ ưu đãi phổ cập GSP
Nhóm này sẽ gồm những nước đang phát triển và những nước kém phát triển.
Các nước kém phát triển thường sẽ được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt riêng và nhiều ưu đãi hơn các nước đang phát triển.
Đối với mỗi quốc gia dành ưu đãi, các nước được liệt kê trong danh sách ban hành kèm theo chế độ GSP.
3.3. Danh sách hàng hóa được hưởng ưu đãi phổ cập GSP
Những hàng hóa nằm trong diện hưởng ưu đãi phổ cập GSP được phân chia thành các sản phẩm công nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp.
Danh mục hàng hóa được các nước cho hưởng ưu đãi ban hành có sửa đổi định kỳ và sẽ được xây dựng trên cơ sở biểu thuế xuất nhập khẩu của nước đó.
Danh mục này có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc loại bỏ một mặt hàng nào đó căn cứ trên tình hình sản xuất trong nước của mặt hàng đó.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.
3.4. Mức ưu đãi của hệ thống GSP
Mức độ ưu đãi GSP sẽ căn cứ trên mức thuế suất của chế độ đối xử tối huệ quốc. Trên thực tế, thuế suất ưu đãi theo chế độ GSP thường ở mức thấp khoảng vài phần trăm hoặc được miễn phí.
4. Hướng dẫn khai báo xuất xứ hàng hóa để được hưởng ưu đãi GSP
Mẫu khai báo xuất xứ hàng hóa để được hưởng GSP.
Mẫu khai báo xuất xứ hàng hóa để được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BTC.
Khi điền Mẫu khai báo xuất xứ hàng hóa, bạn cần lưu ý nội dung một số mục như sau:
- Mục 1: Điền mã số REX của thương nhân.
- Mục 2: Tên nước thụ hưởng theo Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Liên minh châu Âu, Thụy Sĩ, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ. Trường hợp này bạn ghi “Việt Nam”.
- Mục 3: Điền tiêu chí xuất xứ hàng hóa:
- Nguyên liệu xuất xứ Na Uy, bạn ghi “Cumul Norvège”, “Norway cumulation”, hoặc “Acumulación Noruega”.
- Nguyên liệu xuất xứ Thụy Sỹ, bạn ghi “Cumul Suisse”, “Turkey cumulation” hoặc “Acumulación Turquía”.
- Nguyên liệu xuất xứ từ Thổ Nhĩ Kỳ, bạn ghi “Cumul Turquie”, “Turkey cumulation” hoặc “Acumulación Turquía”.
- Nguyên liệu xuất xứ Liên minh châu Âu, bạn ghi “Cumul UE”, “EU cumulation” hoặc “Acumulación UE”.
- Nguyên liệu xuất xứ từ các nước thụ hưởng thuộc khối ASEAN, bạn ghi: “Cumul Regional”, “Regional Cumulation” hoặc “Acumulación Regional”.
- Trường hợp cộng gộp mở rộng, bạn ghi “extended cumulation with country X”, “cumul étendu avec le pays X” or “Acumulación ampliada con el país X”. Trong đó, X là tên quốc gia.
Trên đây là một số thông tin quan trọng về GSP trong xuất nhập khẩu. Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập gọi tắt là GSP là ưu đãi quan trọng đối với các nước đang phát triển, kém phát triển nói chung, đối với Việt Nam nói riêng nên bạn cần lưu ý nắm được nội dung để thực hiện xuất khẩu hàng hóa.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm khai báo hải quan điện tử ECUS, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://ecus.vn/