REX trong xuất nhập khẩu có vai trò như thế nào? Quy trình đăng ký mã số REX
REX là một khái niệm không còn xa lạ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Cơ chế này không chỉ đơn giản là một thủ tục hành chính mà còn là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Vậy REX trong xuất nhập khẩu là gì? Cách tra cứu mã số REX như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
REX trong xuất nhập khẩu là gì?
1. REX trong xuất nhập khẩu là gì?
REX là viết tắt của từ Registered Exporter - Đây là hệ thống chứng nhận xuất xứ được Liên minh Châu Âu sử dụng, cho phép các nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của mình.
Mã số REX là dãy số để nhận dạng của doanh nghiệp đã đăng ký theo GSP (thuế quan phổ cập) để chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Mã số REX sẽ áp dụng cho các đơn hàng có giá trị từ 6000 EURO trở lên, với những đơn hàng có giá trị dưới con số này, doanh nghiệp có thể tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa mà không cần tới mã số REX.
Cơ chế REX áp dụng với tất cả các nước thành viên EU và các nước được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập.
Ưu đãi thuế quan phổ cập là cơ chế ưu đãi đơn phương sử dụng cho các nước đang phát triển và chậm phát triển trong quan hệ thương mại với các nước lớn.
Thời gian qua, Liên minh Châu Âu EU đã sử dụng cơ chế này cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có thủy sản.
Đầu năm 2019, nước ta đã tham gia REX nên sẽ sử dụng REX thay cho ℅ mẫu A.
Bên cạnh đó, cơ chế REX có chức năng hồi tố, nghĩa là khi đăng ký thành công mã số REX trong xuất nhập khẩu, đơn vị nhập khẩu có thể sử dụng mã số REX trên chứng từ để yêu cầu Hải quan của nước nhập khẩu hoàn thuế cho lô hàng đó của mình trong thời gian 2 năm kể từ ngày tàu cập cảng nước nhập khẩu đến ngày yêu cầu hồi tố.
Tóm lại, việc đăng ký và sử dụng mã số REX trong xuất nhập khẩu rất quan trọng.
>> Tham khảo: Quy trình và yếu tố ảnh hưởng đến POD trong xuất nhập khẩu.
2. Quy trình đăng ký REX nhập khẩu sang Liên minh Châu Âu EU
Quy trình đăng ký mã số REX với 3 bước đơn giản.
Để đăng ký mã số REX, doanh nghiệp cần tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Khai báo đơn đề nghị cấp mã số REX
Truy cập website: https://customs.ec.europa.eu/rex-pa-ui/, sau đó điền đầy đủ thông tin hiện ra. Những trường thông tin có dấu (*) đỏ là trường thông tin bắt buộc phải điền.
Cách điền như sau:
- Mã TIN: Mã số thuế bắt đầu bằng “VN” . Ví dụ: Mã số thuế của doanh nghiệp là 12345 => Mã TIN là: VN12345.
- Xác nhận thông tin và lưu đơn đề nghị cấp mã số REX.
- In đơn, ký tên và đóng dấu để gửi trực tuyến đến trang thông tin điện tử của VCCI.
>> Tham khảo: Phân biệt ETD và ETA trong xuất nhập khẩu.
Bước 2: Khai báo hồ sơ REX trên VCCI
Truy cập website https://covcci.com.vn/ để khai báo hồ sơ và nộp đơn đề nghị cấp mã số REX.
- Khai báo hồ sơ REX trên COMIS
+ Khai báo hồ sơ REX và nộp Đơn đề nghị cấp mã số REX trực tuyến đến VCCI.
+ Sử dụng chữ ký số để xác nhận hồ sơ.
+ REX -> Trạng thái hồ sơ: Đã tiếp nhận đơn.
- Cấp mã số REX
Mã số REX được thông báo trực tuyến trên trang COMIS theo cấu trúc sau: VNREX + Mã số thuế của bên xuất khẩu + Mã đơn vị cấp mã số REX + Số lần cấp mã số REX.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Bước 3: Khai báo lô hàng tự chứng nhận xuất xứ theo cơ chế REX
Sau khi có mã REX, doanh nghiệp có trách nhiệm khai báo xuất xứ hàng hóa theo cơ chế REX.
Tờ khai lô hàng tự chứng nhận xuất xứ theo cơ chế này tương tự như chứng từ C/O và đăng tải chứng từ lên Hồ sơ của lô hàng tự chứng nhận xuất xứ.
3. Cách tra cứu mã REX trong xuất nhập khẩu như thế nào?
Để tra cứu mã số REX đã được cấp, độc giả truy cập vào website: Tại Đây.
Dữ liệu thông tin của nhà xuất khẩu đăng ký trên Hệ thống REX được công bố tại đây.
4. Một số lưu ý về mã số REX
- Khi thực hiện xin cấp và sử dụng mã số REX, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau:
+ Cấu trúc của mã số REX là: VNREX + mã số thuế của doanh nghiệp + VCCI + số phòng thương mại + L + số lần cấp mã số REX
+ Tiêu chí khai báo xuất xứ: Các tiêu chí được sử dụng tương tự như C/O mẫu A.
+ REX có thể được áp dụng trên mọi chứng từ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu như: hóa đơn , phiếu kê khai hàng hóa.
- Phân biệt REX và C/O Form EUR.1
+ C/O Form EUR.1 là Mẫu chứng nhận xuất xứ sử dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt nam đi các nước Châu Âu. Mẫu này được quản lý bởi Bộ công thương. Doanh nghiệp muốn xin mẫu này cần nộp hồ sơ tại Bộ công thương, sau 1-2 ngày làm việc, nếu đủ kiều kiện thì sẽ được cấp giấy C/O.
+ REX: là cơ chế cho phép doanh nghiệp tự chứng minh xuất xứ. Trong EVFTA, REX được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước châu Âu vào Việt Nam. Lưu ý: hàng hoá xuất khẩu từ VN sang Châu Âu cũng có thể dùng mã Rex thay thế cho CO form A và không thuộc trong quy định trong EVFTA mà là Hệ thống ưu đãi phổ cập – GSP.
>> Có thể bạn quan tâm: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.
Trên đây là một số quy định về mã số REX trong xuất nhập khẩu. Việc sở hữu mã số REX có vai trò quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Âu.
Do đó, các doanh nghiệp cần nắm vững quy trình đăng ký và sử dụng mã số REX một cách hiệu quả.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm khai báo hải quan điện tử ECUS, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://ecus.vn/