Trang chủ Tin tức Gross weight trong xuất nhập khẩu là gì? So sánh Gross weight và Net weight

Gross weight trong xuất nhập khẩu là gì? So sánh Gross weight và Net weight

Bởi: ecus.net.vn - 30/09/2024 Lượt xem: 126 Cỡ chữ tru cong

Gross weight là thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về nó. Bài viết dưới đây của ECUS sẽ giúp độc giả giải đáp các vấn đề thắc mắc liên quan đến Gross weight như: Gross weight trong xuất nhập khẩu là gì, so sánh Gross weight và Net weight, cách tính Gross weight dễ dàng nhất.

 

Gross Weight

Khái niệm Gross Weight.

 

1. Gross weight trong xuất nhập khẩu là gì?

 

Gross weight là một chỉ số quan trọng trong xuất nhập khẩu, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận chuyển và các thủ tục hải quan.

 

1.1. Gross weight trong xuất nhập khẩu là gì?

 

Gross weight viết tắt là GW là tổng trọng lượng của hàng hóa, bao gồm cả trọng lượng của sản phẩm và trọng lượng của bao bì, thùng chứa, pallet, và bất kỳ vật liệu đóng gói nào khác.

 

Gross weight dùng để xác định tổng trọng lượng của hàng hóa đang được vận chuyển, sử dụng trong vận chuyển, kho bãi…

 

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp xuất khẩu 1 tấn bột mì, với bao bì đóng gói nặng 100kg thì tổng trọng lượng Gross weight là 1.100 kg.

 

>> Tham khảo: Cách tra cứu mã HS code nhanh chóng.

 

1.2. Vai trò của Gross weight trong xuất nhập khẩu

 

Trong quá trình nhập khẩu, Gross weight của hàng hóa được dùng để xác định mức thuế nhập khẩu và tính phí vận chuyển.

 

Ngoài ra, trong kho bãi, tổng trọng lượng hàng hóa dùng để xác định số lượng hàng hóa có thể được lưu trữ trong một không gian nhất định.

 

1.3. Cách tính Gross weight chính xác nhất

 

Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa quốc tế, chi phí vận tải thường được xác định dựa trên Gross weight. Do đó, cần xác định Gross weight của sản phẩm một cách chính xác. 

 

Trước hết, cần lưu ý: trọng lượng của sản phẩm không phụ thuộc vào kích thước của hàng hóa. Nghĩa là, có nhiều loại hàng hóa có kích thước cồng kềnh nhưng trọng lượng lại rất nhỏ.

 

Ngược lại, có những hàng hóa với kích thước nhỏ, nhưng trọng lượng lại lớn. Do đó, việc sử dụng trọng lượng thực tế để xác định phí vận chuyển của sản phẩm sẽ không hợp lý.

 

>> Tham khảo: Vai trò, nội dung và cách lập Packing list.

 

Công thức đơn giản nhất để xác định Gross weight như sau:

 

Gross weight = Net weight + Trọng lượng bao bì.

 

Ví dụ: Doanh nghiệp xuất khẩu 50 chiếc ghế văn phòng, mỗi chiếc ghế nặng 15kg.

 

Mỗi chiếc ghế được đóng gói trong thùng giấy nặng 2kg. 

 

Như vậy, net weight của mỗi chiếc ghế là 15kg. 

 

Gross weight của mỗi thùng ghế là: 15kg + 2kg = 17kg.

 

Tổng trọng lượng của kiện hàng là: 50 ghế x 17kg/ghế = 850kg.

 

2. So sánh Gross weight và Net weight

 

Gross weight vs Net weight

Gross weight và Net weight thường bị nhầm lẫn với nhau.

 

Gross weight và Net weight là 2 khái niệm thường bị nhầm lẫn với nhau. Điểm khác biệt lớn nhất ở 2 khái niệm này là ở phần bao bì đóng gói sản phẩm:

 

- Gross weight: Tổng trọng lượng của hàng hóa, bao gồm cả bao bì đóng gói, tức là Gross weight bao gồm cả Net weight. 

 

- Net weight: Trọng lượng riêng của sản phẩm, không bao gồm trọng lượng của bao bì.

 

Do đó, khi nhập khẩu hàng hóa, bạn nên yêu cầu nhà cung cấp ghi rõ Gross weight và Net weight trên phiếu đóng gói và hóa đơn.

 

Ngoài ra, nên lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín để đảm bảo được tính chính xác trong việc tính toán chi phí vận chuyển cho các đơn hàng của mình.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

 

3. Hướng dẫn cách giảm Gross weight thấp nhất

 

Cách giảm Gross Weight

Khi gross weight giảm thì chi phí vận chuyển sẽ giảm.

 

Thông thường, trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp sẽ xác định chi phí theo tổng khối lượng hàng (gross weight). Gross weight tỷ lệ thuận với chi phí vận chuyển. Do đó, Gross weight càng nhỏ thì chi phí vận chuyển sản phẩm sẽ càng thấp. 

 

Gross weight được tạo ra từ khối lượng tinh của sản phẩm (net weight) và khối lượng bao bì. Do khối lượng tinh của sản phẩm không thể thay đổi, nên cách đơn giản nhất để giảm Gross weight là giảm khối lượng bao bì đóng gói sản phẩm.

 

Để đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển, hạn chế bị xước hoặc va đập, người đóng hàng cần lưu ý một số điều dưới đây:

 

- Cần bọc bên ngoài sản phẩm một lớp xốp khí hoặc màng xốp từ chất liệu foam đại dương, sau đó, bên ngoài kiện hàng cần được đóng thêm một lớp thùng carton có kích thước phù hợp với hàng hóa, dán băng dính chắc chắn.

 

- Ngoài việc bị xê dịch, hàng hóa còn có thể bị ẩm ướt, dập nát, vỡ, biến dạng,... do điều kiện thời tiết, va đập trong quá trình vận chuyển. Do đó, cần bọc kỹ sản phẩm để tránh bị xê dịch hoặc gây hư hỏng.

 

- Cần lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín với hệ thống kho bãi hiện đại, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn, đúng hẹn. 

 

- Nên mua bảo hiểm hàng hóa để giảm thiểu rủi ro, tổn thất hàng hóa trong quá trình vận chuyển. 

 

- Sử dụng công cụ theo dõi hành trình để nắm rõ vị trí và tình trạng hàng hóa mọi lúc, mọi nơi.

 

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp kiến thức cơ bản về Gross weight. Đây là một chỉ số quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận chuyển và các thủ tục hải quan.

 

>> Tham khảo: Quy trình xin cấp đăng ký Phyto tại Việt Nam.

 

Hy vọng qua bài viết này, độc giả sẽ hiểu rõ Gross weight trong xuất nhập khẩu là gì, từ đó tối ưu Gross weight sao cho có lợi nhất cho doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn, tránh được các rủi ro không đáng có trong quá trình xuất nhập khẩu.

 

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm khai báo hải quan ECUS, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://ecus.vn/