Trang chủ Tin tức Phân biệt ETD và ETA trong xuất nhập khẩu như thế nào?

Phân biệt ETD và ETA trong xuất nhập khẩu như thế nào?

Bởi: ecus.net.vn - 18/09/2024 Lượt xem: 107 Cỡ chữ tru cong

ETD và ETA là thuật ngữ thường dùng trong hoạt động xuất nhập khẩu, thường dùng để theo dõi và lập kế hoạch lịch trình vận chuyển hàng hóa. Vậy ETD là gì trong xuất nhập khẩu? Vai trò và lợi ích của nó như thế nào? Làm sao để phân biệt ETD và ETA? Cùng đi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Ecus nhé!

 

Khái niệm ETD

Khái niệm ETD trong xuất nhập khẩu.

 

1. ETD là gì trong xuất nhập khẩu?

 

ETD viết tắt của Estimated Time of Departure dùng để chỉ thời gian dự kiến khởi hành của phương tiện vận chuyển như tàu biển, máy bay, xe tải… Hiểu đơn giản, ETD chỉ thời điểm ước tính khi phương tiện đó rời khỏi điểm xuất phát và bắt đầu hành trình đến điểm đích. Đây là khái niệm đơn giản nhất để trả lời cho câu hỏi: ETD là gì trong xuất nhập khẩu.

 

ETD có vai trò quan trọng trong việc quản lý lịch trình vận chuyển, đảm bảo tính chính xác của thông tin vận chuyển. Ngoài ra, ETD còn phải đảm bảo tuân thủ thời gian vận chuyển để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cụ thể:

 

- Quản lý và điều hành lịch trình: Thông qua thông tin về thời gian dự kiến khởi hành, có thể lập kế hoạch để chuẩn bị cho các hoạt động như: chuẩn bị hàng, xếp dỡ, vận chuyển, giao nhận hàng hóa. Việc nắm rõ thời gian dự kiến khởi hành sẽ giúp đảm bảo các hoạt động liên quan được diễn ra đúng thời hạn, tuân thủ theo đúng kế hoạch đã đề ra. 

 

- Dự báo nhu cầu và sắp xếp tài nguyên hiệu quả: Việc sắp xếp nhân lực, xe cộ hoặc các nguồn lực khác sẽ trở nên dễ dàng hơn khi nắm bắt được ETD của sản phẩm. Ví dụ: Các công ty có thể tối ưu hóa việc sử dụng đội xe, giảm chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng; hoặc lên lịch làm việc cho nhân viên một cách hợp lý, đảm bảo luôn có đủ nhân lực để thực hiện các công việc như bốc xếp, kiểm hàng, thủ tục hải quan,...

 

- Chuẩn bị kỹ càng cho quá trình giao nhận hàng hóa: Thông qua thông tin ETD, doanh nghiệp gửi hàng và nhận hàng, các bên tham gia vận chuyển sẽ có cái nhìn tổng quan về thời gian vận chuyển để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình giao nhận hàng hóa. 

 

- Đảm bảo chính xác về mặt thời gian: ETD giúp đảm bảo hàng hóa được giao đúng hạn, khách hàng nhận được theo đúng kế hoạch.

 

>> Tham khảo: Bộ chứng từ xuất nhập khẩu.

 

2. Những nội dung cần có trong ETD

 

Nội dung ETD

Lưu ý những nội dung quan trọng cần có trong ETD.

 

Sau khi đã tìm hiểu ETD là gì trong xuất nhập khẩu, độc giả cần lưu ý một số nội dung quan trọng không thể thiếu trong ETD như sau: 

 

- Ngày khởi hành: Là thời gian dự kiến mà phương tiện vận chuyển sẽ rời khỏi điểm xuất phát và di chuyển đến điểm đích cuối cùng. 

 

- Giờ khởi hành: Là thời gian dự kiến mà phương tiện vận chuyển sẽ bắt đầu di chuyển từ điểm khởi hành đến điểm cuối cùng (Có thể được xác định theo giờ, phút, giây…). 

 

- Địa điểm xuất phát: Là nơi mà phương tiện vận chuyển sẽ khởi hành. 

 

- Phương tiện vận chuyển: Là thông tin về loại phương tiện được sử dụng để vận chuyển hàng hóa (Có thể là tàu biển, máy bay, xe tải…). 

 

- Số hiệu và tên phương tiện: Là thông tin của phương tiện vận chuyển về số hiệu vận chuyển, tên của phương tiện. Ví dụ: Nếu vận chuyển bằng đường hàng không thì phải có số hiệu chuyến bay, tên chuyến bay… 

 

- Lịch trình dự kiến: Là thông tin về lịch trình dự kiến của phương tiện vận chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối (bao gồm cả điểm dừng chân, và thời gian dự kiến tại mỗi điểm dừng). 

 

- Thông tin liên hệ: Là thông tin để liên hệ với người chịu trách nhiệm hoặc đại diện cho phương tiện vận chuyển (bao gồm: số điện thoại, địa chỉ email hoặc các thông tin cá nhân khác có liên quan).

 

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

 

3. Cách phân biệt ETD và ETA

 

Phân biệt ETD và ETA

ETD và ETA có gì giống và khác nhau?

 

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, mọi người thường bị nhầm lẫn khái niệm ETD với ETA … Dưới đây là cách phân biệt các khái niệm này dễ hiểu nhất. 

 

Giống nhau:

 

- Là thời gian dự kiến, không đảm bảo chính xác so với thực tế bởi vì bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài khác như phương tiện vận chuyển, điều kiện thời tiết, khối lượng hàng hóa và chủng loại hàng hóa. 

 

Khác nhau:

 

- ETD (Estimated Time of Departure) là thời gian khởi hành dự kiến của phương tiện chở hàng từ cảng đi.

 

- ETA (Estimated Time of Arrival) là thời gian dự kiến đến điểm đích của phương tiện vận chuyển hoặc lô hàng.

 

>> Tham khảo: Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu.

 

Dưới đây là một số lưu ý về hai khái niệm này mà độc giả cần ghi nhớ:

 

- Để xác định được thời gian khởi hành dự kiến và thời gian dự kiến đến điểm đích, cần biết các thông tin về tên phương tiện vận chuyển, số hiệu, dự kiến lịch trình và lịch cập bến… 

 

- Do bản chất của hai khái niệm này là thời gian dự kiến, nên nhiều trường hợp thời gian này không chính xác hoàn toàn. Do đó, khi khách hàng sử dụng dịch vụ, cần giải thích rõ ràng về hai loại thời gian này để tránh trường hợp khách hàng không hài lòng khi gặp sự cố không mong muốn. 

 

- ETD là thời gian dự kiến sẽ khởi hành, không bắt buộc là cảng đầu tiên phương tiện vận chuyển, mà phương tiện vận chuyển đó sẽ đến nhiều cảng khác nhau, thời gian của từng cảng này cũng được xác định dự kiến. 

 

Hiện nay, khách hàng có thể chủ động theo dõi hành trình của hàng hóa, biết được chính xác tàu đang ở đâu và dự kiến đến nơi vào lúc nào. Việc cập nhật thông tin thường xuyên giúp khách hàng yên tâm hơn về tiến độ giao hàng.

 

>> Tham khảo: Những điều cần biết khi ủy thác xuất nhập khẩu.

 

Như vậy, ETD là một khái niệm quan trọng trong xuất nhập khẩu, giúp các doanh nghiệp và cá nhân dự báo và quản lý hiệu quả quá trình vận chuyển hàng hóa. Việc hiểu rõ ETD là gì trong xuất nhập khẩu không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn góp phần xây dựng lòng tin với khách hàng và đối tác hiệu quả.

 

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm khai báo hải quan ECUS, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://ecus.vn/