Trang chủ Tin tức Khái niệm Edo trong xuất nhập khẩu - Lợi ích và quy trình lấy Edo

Khái niệm Edo trong xuất nhập khẩu - Lợi ích và quy trình lấy Edo

Bởi: ecus.net.vn - 11/09/2024 Lượt xem: 148 Cỡ chữ tru cong

Trong lĩnh vực vận tải biển, EDO đã và đang trở thành công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình giao nhận hàng hóa. Với những lợi ích thiết thực trong việc nâng cao chất lượng phục vụ, tăng độ tin cậy của doanh nghiệp đối với khách hàng, EDO được dự đoán sẽ là xu hướng được áp dụng tại hầu hết các hãng tàu trong tương lai gần. Vậy EDO là gì trong xuất nhập khẩu, những lợi ích và quy trình lấy EDO như thế nào?

 

EDO trong xuất nhập khẩu

Khái niệm Edo trong xuất nhập khẩu.

 

1. Edo là gì trong xuất nhập khẩu?

 

Edo viết tắt trong tiếng Anh là Electronic Delivery là lệnh giao hàng điện tử, được hãng tàu phát hành bằng phần mềm, thường được gửi thông qua email dưới các định dạng như .PDF để thay thế cho lệnh DO giấy truyền thống.

 

Edo được sử dụng cho các lô hàng nhập khẩu. Từ ngày 01/01/2018, lệnh giao hàng điện tử Edo bắt đầu được triển khai đầu tiên ở cảng Cát Lái. Theo đó, có 3 hãng tàu bao gồm MCC Transport, Maersk Line và Safmarine trở thành những hãng tàu tiên phong cho việc sử dụng Edo.

 

>> Tham khảo: Tổng hợp quy định về thuế xuất nhập khẩu.

 

2. Lợi ích của Edo - Lệnh giao hàng điện tử 

 

Lợi ích của EDO

Những lợi ích mà Edo mang lại rất lớn.

 

Được triển khai qua nền tảng Edo, các hãng tàu có thể phát lệnh một cách thuận tiện, nhanh chóng. Quá trình áp dụng Edo giúp rút ngắn thời gian giao hàng, tăng cường kiểm soát giao dịch, loại bỏ giao dịch tiền mặt, giảm thiểu các sai sót.

 

2.1. Lợi ích đối với các hãng tàu

 

Lệnh giao hàng điện tử Edo giúp các hãng tàu:

 

- Tiết kiệm thời gian, giảm áp lực về các thủ tục thủ công, giấy tờ truyền thống bởi có thể tạo và chia sẻ tệp tin điện tử với khách hàng mà không cần phải in ra bản giấy và đóng dấu như trước.

 

- Đảm bảo tính chính xác trong khâu nhập liệu, hỗ trợ vận chuyển linh hoạt, hỗ trợ khách hàng nhanh chóng khi cần thay đổi thông tin vận tải ngay sau khi giao dịch được ký kết.

 

- Góp phần kiểm soát hàng hóa chặt chẽ thuận tiện hơn trong việc kiểm tra để tránh các vấn đề tổn thất và chi phí không cần thiết.

 

>> Tham khảo: Bộ chứng từ xuất nhập khẩu đầy đủ bao gồm những gì?

 

2.2. Lợi ích đối với khách hàng trực tiếp hoặc các công ty xuất nhập khẩu

 

Đối với khách hàng trực tiếp hoặc các công ty xuất nhập khẩu, Edo mang lại nhiều lợi ích về chi phí và thời gian:

 

- Tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí: Việc sử dụng lệnh giao hàng điện tử, doanh nghiệp không cần bố trí người đến tận văn phòng của hãng tàu để lấy lệnh, trừ trường hợp phải xuất trình vận đơn gốc. Khi có vận đơn Telex hoặc Surrender, chỉ cần có kết nối Internet, doanh nghiệp có thể thanh toán trực tuyến nhanh chóng, sau đó lấy lệnh điện tử mọi lúc mọi nơi, qua email.

 

- Quy trình thủ tục tinh gọn, đơn giản, giảm tối đa các rủi ro, tranh chấp về hóa đơn, quản lý hóa đơn dễ dàng hơn.

 

- Nâng cao bảo mật thông tin cho doanh nghiệp, hỗ trợ quản lý chứng từ hiệu quả, tiết kiệm,...

 

2.3. Lợi ích đối với cơ quan Hải quan

 

Edo hỗ trợ đắc lực cho cơ quan Hải quan trong nhiều quy trình quản lý:

 

- Hỗ trợ công tác quản lý giám sát của cơ quan Hải quan, khi dữ liệu điện tử được kết nối giữa các đơn vị.

 

- Hỗ trợ đắc lực trong việc thống nhất, chuẩn hóa dữ liệu hóa đơn, hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra, hoàn thuế,...

 

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

 

3. Nội dung Edo

 

Edo thể hiện các nội dung quan trọng về lô hàng bao gồm:

 

- Đơn vị phát hành Edo.

 

- Số B/L.

 

- Ngày đi/ngày đến.

 

- Tên tàu/số chuyến.

 

- Cảng đi/cảng đến.

 

- Ngày đi/ngày đến.

 

- Mô tả hàng hóa.

 

- Trong lượng.

 

- Số lượng hàng hóa.

 

- Số khối hàng hóa.

 

- Số lệnh/mã nhận container.

 

- Mã tham chiếu.

 

- Mã bảo mật.

 

>> Tham khảo: Điều kiện giao hàng DAP là gì trong xuất nhập khẩu?

 

4. Cách lấy Edo nhanh nhất

 

Cách lấy EDO

Quy trình các bước lấy Edo nhanh nhất.

 

Tùy theo hãng tàu sẽ có những quy định lấy Edo khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản quy trình lấy Edo sẽ  bao gồm các bước sau:

 

Bước 1: Đăng ký email nhận Edo 

 

Trên “Bản đăng ký sử dụng dịch vụ Edo”, khách hàng điền thông tin theo mẫu của từng hãng tàu, sau đó nộp bản đăng ký có dấu tại văn phòng của hãng.

 

Lưu ý: Nên lưu lại bản scan của bản gốc để lưu trữ thông tin đăng ký phục vụ cho việc lấy lệnh những lô hàng lần sau.

 

>> Tham khảo: Nhận diện rủi ro trong xuất nhập khẩu.

 

Bước 2: thanh toán phí LCC (Local Charge) và tiền cược Container

 

Sau khi nhận được Thông báo tàu về, khách hàng thanh toán các khoản chi phí theo Đề nghị thanh toán được gửi qua email đăng ký. Khách hàng chuyển khoản tiền cược Container theo biểu phí quy định của hãng tàu. 

 

Khi thanh toán, khách hàng lưu ý một số vấn đề sau:

 

- Trường hợp lấy hàng bằng vận đơn gốc, khách hàng phải nộp vận đơn gốc cho văn phòng hãng tàu trước khi yêu cầu lấy Edo.

 

- Trường hợp container lạnh, khách hàng phải nộp công văn mượn vỏ container cùng với đơn bảo hiểm vỏ container cho văn phòng hãng tàu trước khi yêu cầu lấy Edo.

 

Bước 3: Đề nghị cấp Edo

 

Khách hàng gửi email yêu cầu cấp Edo theo mẫu và quy định từng hãng tới email của hãng tàu.

 

Bước 4: Nhận Edo

 

Bộ phận phát lệnh kiểm tra việc thanh toán của khách hàng và các điều kiện về vận đơn gốc, điện giao hàng, cược container… sau đó gửi email cho khách hàng đã cung cấp trên “Bảng đăng ký sử dụng dịch vụ Edo”.

 

Bước 5: Gửi email đề nghị duyệt lệnh trả rỗng

 

Thông thường, hầu hết các hãng tàu sẽ tích hợp trả lệnh rỗng vào lệnh giao hàng. Tuy nhiên, một số hãng tàu như ONE, COSCO,... sẽ yêu cầu chủ hàng phải gửi email riêng để xin lệnh trả rỗng. Khi đó, khách hàng cần gửi email yêu cầu xin lệnh trả rỗng, hãng tàu sẽ phản hồi lệnh trả rỗng về email của khách hàng.

 

Trên đây là các thông tin, quy định về Edo - Lệnh giao hàng điện tử. EDO đã và đang trở thành công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình giao nhận hàng hóa và sẽ là xu hướng được áp dụng tại hầu hết các hãng tàu trong tương lai gần.

 

Vì vậy, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu cần tìm hiểu thêm về EDO, các hãng tàu đã áp dụng Edo để tham khảo và áp dụng để tối ưu quy trình xuất nhập khẩu.

 

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm khai báo hải quan điện tử ECUS, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://ecus.vn/