Trang chủ Tin tức Cập nhật bảng mã loại hình xuất nhập khẩu chính thức 2024

Cập nhật bảng mã loại hình xuất nhập khẩu chính thức 2024

Bởi: ecus.net.vn - 11/12/2024 Lượt xem: 69 Cỡ chữ tru cong

Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu là tư liệu quan trọng với các doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục khai hải quan điện tử. Việc lựa chọn đúng mã loại hình sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, hạn chế vi phạm pháp luật. Dưới đây là danh sách bảng mã loại hình xuất nhập khẩu cập nhật mới nhất 2024 để độc giả tham khảo.

 

Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu

Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu.

 

1. Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu là gì?

 

Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu là một hệ thống mã số được pháp luật quy định cụ thể nhằm phân loại và xác định loại hình hàng hóa khi thực hiện thủ tục hải quan xuất nhập khẩu.

 

Mỗi mã số tương ứng với một loại hình xuất nhập khẩu khác nhau.

 

Để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lựa chọn mã loại hình chính xác, cơ quan hải quan đã cung cấp bảng mã loại hình xuất nhập khẩu chi tiết.

 

Việc tham khảo và sử dụng bảng mã này sẽ giúp doanh nghiệp khai báo hải quan một cách nhanh chóng và chính xác trên cả phần mềm VNACCS và tờ khai hải quan giấy.

 

Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình xuất nhập khẩu, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động.

 

Hiện nay, bảng mã loại hình xuất nhập khẩu được phân chia thành 2 loại chính: Mã loại hình xuất khẩu và mã loại hình nhập khẩu.

 

Để xác định được mã loại hình xuất nhập khẩu, độc giả cần dựa trên 2 dữ liệu sau: 

 

- Mục đích xuất nhập khẩu hàng hóa

 

- Loại hình doanh nghiệp.

 

>> Tham khảo: Telex release là gì trong xuất nhập khẩu?

 

2. Danh sách bảng mã loại hình xuất nhập khẩu

 

Cập nhật bảng mã mới nhất

Bảng mã cập nhật mới nhất.

 

2.1. Một số thay đổi về bảng mã loại hình xuất nhập khẩu theo quy định mới nhất

 

Theo Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ năm 2021, bảng mã loại hình xuất nhập khẩu được ban hành chính thức kèm theo hướng dẫn sử dụng chi tiết. Trong đó, có một số sửa đổi, thay thế công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2015 như sau: 

 

- Thay đổi về loại hình: Công văn mới quy định 16 mã loại hình xuất khẩu và 24 mã loại hình nhập khẩu (Quy định cũ là 22 loại hình nhập khẩu).

 

- Thay đổi về bảng mã loại hình xuất khẩu: 

 

  • Công văn mới bổ sung thêm mã C12: Hàng hóa từ kho ngoại quan xuất đi nước ngoài.

 

  • Bỏ mã E56: Xuất sản phẩm gia công giao hàng tại nội địa.

 

  • Sửa đổi nội dung của phần hướng dẫn sử dụng các mã: B11: xuất kinh doanh, B12 (Xuất sau khi đã tạm xuất), B13 Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu, E52 Xuất sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài, E62 Xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, E82 Xuất nguyên liệu, vật tư thuê gia công ở nước ngoài, G23 Tái xuất hàng tạm nhập miễn thuế, G61 Tạm xuất hàng hóa, C22 Hàng hóa đưa ra khu phi thuế quan, H21 Xuất khẩu hàng khác.

 

>> Tham khảo: Vai trò, nội dung và cách lập Packing list.

 

- Thay đổi về bảng mã loại hình nhập khẩu:

 

  • Công văn mới bổ sung thêm mã A43: Nhập khẩu hàng hóa thuộc chương trình ưu đãi thuế và mã A44: Tạm nhập hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế.

 

  • Sửa đổi nội dung của phần hướng dẫn sử dụng các mã: A11 Nhập kinh doanh tiêu dùng, A12 Nhập kinh doanh sản xuất, A31 Nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu, A41 Nhập kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu, A42 Thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa từ các loại hình khác, trừ tạm nhập, E13 Nhập hàng hóa khác vào DNCX, E15 Nhập nguyên liệu, vật tư của DNCX từ nội địa, E21 Nhập nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài, E41 Nhập sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài, G12 Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn, G13 Tạm nhập miễn thuế, G14 Tạm nhập khác, G51 Tái nhập hàng hóa đã tạm xuất, C11 Hàng nước ngoài gửi kho ngoại quan, C21 Hàng đưa vào khu phi thuế quan và H11 Hàng nhập khẩu khác.

 

2.2. Danh sách bảng mã loại hình xuất nhập khẩu cập nhật mới nhất

 

Bảng mã loại hình xuất khẩu và bảng mã loại hình nhập khẩu mới nhất được cập nhật tại đây. Độc giả có thể xem để tham khảo, hoàn thành thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa dễ dàng. 

 

>> Tải tệp tại: Bang-ma-loai-hinh-xuat-khau

 

3. Một số thắc mắc liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu thường gặp

 

Kiểm tra hàng hóa

Có 3 hình thức kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu.

 

3.1. Hình thức để kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu là gì? 

 

Theo quy định tại Điều 29, Nghị định 08/2015/NĐ-CP, các hình thức kiểm tra thực tế đối với hàng hóa XNK như sau: 

 

- Kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu trực tiếp bởi Hải quan. 

 

- Kiểm tra thông qua các biện pháp nghiệp vụ đặc biệt, phương tiện kỹ thuật riêng. 

 

- Kiểm tra thông qua kết quả phân tích, giám định hàng hóa.

 

Sau khi hàng hóa xuất nhập khẩu đã được kiểm tra kỹ lưỡng, nếu cần thay đổi hình thức kiểm tra thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan sẽ là người quyết định.

 

Dựa trên kết quả soi chiếu bằng máy soi, thiết bị soi chiếu khác kết hợp với cân điện tử, cơ quan hải quan sẽ đưa ra quyết định xem hàng hóa xuất nhập khẩu đó có được thông quan hay không. 

 

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.

 

3.2. Hàng hóa nào không chịu thuế xuất nhập khẩu?

 

Dựa trên quy định của Khoản 4, Điều 2, Luật Thuế xuất nhập khẩu về đối tượng chịu thuế, có thể nhận biết rõ ràng đối tượng không chịu thuế XNK bao gồm: 

 

- Các hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển. 

 

- Hàng hóa phục vụ cho mục đích nhân đạo, viện trợ không hoàn lại. 

 

- Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài. 

 

- Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu vực phi thuế quan, nhưng giới hạn sử dụng chỉ trong khu phi thuế quan. 

 

- Hàng hóa được luân chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác. 

 

- Dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu cũng nằm trong danh mục hàng hóa không chịu thuế xuất nhập khẩu.

 

Như vậy, bảng mã loại hình xuất nhập khẩu là công cụ quan trọng để doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục hải quan một cách nhanh chóng, hiệu quả.

 

>> Tham khảo: Thủ tục di lý hàng hóa trong xuất nhập khẩu.

 

Tuy nhiên, bảng mã này thường xuyên có sự thay đổi, do đó, các doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi, cập nhật những thông tin mới nhất để đảm bảo nắm bắt chính xác thông tin.

 

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp nhiều nội dung hữu ích cho quý độc giả. Nếu cần tư vấn miễn phí về phần mềm khai hải quan ECUS, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

 

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm khai báo hải quan ECUS, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://ecus.vn/