Incoterms là gì? Thông tin quan trọng cần biết về các điều khoản trong Incoterms
Incoterms là một hệ thống quy tắc và điều khoản thương mại quốc tế, nhằm đảm bảo sự minh bạch trong quá trình mua bán và vận chuyển hàng hóa. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin trong quan về hệ thống quy tắc này, giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò và cách áp dụng Incoterms trong thực tế.

1. Incoterms là gì?
Incoterms viết đầy đủ là International Commerce Terms, là tập hợp những quy tắc thương mại quốc tế, quy định rõ ràng, đầy đủ về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương. Incoterms là tổng hợp các điều khoản thương mại quốc tế đã được chuẩn hóa và áp dụng trên toàn thế giới.
Trong đó, các điều khoản trong incoterms đề cập đến 01 số nội dung chính sau:
- Trách nhiệm của bên mua và bên bán.
- Điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí và rủi ro từ người bán sang người mua.
Mục đích chính của Incoterms là để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, từ đó, phân chia nghĩa vụ và trách nhiệm, chi phí trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ người bán sang người mua.
Điều này giúp đảm bảo rằng các bên tham gia đều có chung một cách hiểu, qua đó phòng tránh hoặc giảm thiểu các tranh chấp nảy sinh do cách diễn giải khác nhau về các quyền và trách nhiệm chủ yếu.
1.1 Phạm vi hoạt động của các điều khoản trong Incoterms
Các điều khoản trong Incoterms chủ yếu đề cập đến những điều kiện thương mại thông dụng trong ngoại thương, không phải các giao dịch trong nước. Đây là một trong những nguyên nhân lý giải vì sao Incoterms có những tác động nhất định đến hoạt động xuất nhập khẩu.
1.2 Nguồn gốc và sự ra đời của Incoterms
Incoterms do Phòng Thương mại quốc tế phát hành, sau đó, được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng (phổ biến nhất là tiếng Anh). Bản Incoterms đầu tiên được ban hành vào năm 1936, sau đó tiếp tục được sửa đổi, bổ sung tổng cộng 06 lần.
Hiện nay, phiên bản Incoterms mới nhất là Incoterms 2020 có hiệu lực từ ngày 01/1/2020.

1.3 Đặc điểm chung của Incoterms
- Không có tính chất cố định: Phiên bản sau không phủ định phiên bản trước đó. Điều này có nghĩa là hiện tại phiên bản 2020 nhưng vẫn có thể sử dụng phiên bản 2010 hoặc 2000. Tuy nhiên, khi đề cập đến các điều khoản Incoterms trong hợp đồng, cần nêu rõ ràng tên phiên bản mà mình đang áp dụng để các bên liên quan có thể hiểu rõ, đối chiếu thông tin và cam kết trách nhiệm.
- Chỉ xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa: Những nội dung khác về thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa, hậu quả có thể gặp phải khi vi phạm hợp đồng sẽ không được đề cập đến. Do đó, cần thỏa thuận rõ ràng những điều này trong hợp đồng.
- Chỉ áp dụng với hàng hóa hữu hình.
- Được sử dụng cho mua bán quốc tế và nội địa, có thể mất hiệu lực nếu trái luật địa phương.
- Không có tính cố định tùy biến vào thỏa thuận mà người mua và người bán có thể mở rộng tối đa điều khoản không có trong Incoterms.
2. Mục đích của Incoterms
Mục đích của Incoterms chủ yếu là để giải thích các điều kiện thương mại thông dụng trong ngoại thương. Trong đó, phân chia rõ ràng trách nhiệm, chi phí và rủi ro trong quá trình chuyển giao từ người bán sang người mua. Cụ thể, các mục tiêu chính của Incoterms bao gồm:
- Giải thích những điều kiện thương mại thông dụng.
- Phân chia trách nhiệm, chi phí, rủi ro giữa người bán và người mua.
- Giảm thiểu tranh chấp, rủi ro do hiểu nhầm.
Nếu không có các điều khoản Incoterms, bên mua và bên bán sẽ phải đàm phán từng chi tiết, do đó, hợp đồng sẽ bị dài dòng và mất nhiều thời gian để thống nhất. Do đó, Incoterms đã quy định sẵn một bộ quy tắc để các bên sử dụng.

3. Một số thuật ngữ Incoterms thường gặp
Thuật ngữ Incoterms thường đề cập đến một tình huống cụ thể trong quá trình vận chuyển hàng hóa và xác định trách nhiệm của bên mua và bên bán. Dưới đây là một số thuật ngữ thông dụng trong Incoterms:
Thuật ngữ Incoterms |
Nội dung |
Thời điểm rủi ro chuyển từ bên bán sang bên mua |
EXW - Giao hàng tại xưởng |
|
Tại kho hàng hoặc văn phòng làm việc của bên bán hoặc địa điểm lấy hàng khác |
DAP - Giao hàng tại điểm đến |
|
Khi hàng hóa đã sẵn sàng để bốc xếp tại địa điểm đã thống nhất giữa bên mua và bên bán |
DDP - Giao hàng đã nộp thuế |
|
Khi hàng hóa đã sẵn sàng để bốc xếp tại địa điểm đã thống nhất trước |
CIP - Cước và bảo hiểm trả tới điểm đến |
|
Khi công ty vận chuyển hàng của bên mua nhận được hàng |
DAT - Giao hàng tại bến |
|
Tại bến vận chuyển |
FCA - Giao cho người vận tải |
|
Khi công ty vận chuyển hàng của bên mua đã nhận được hàng |
CPT - Cước trả tới điểm đến |
|
Khi công ty vận chuyển của bên mua nhận được hàng. |
Trên đây là một số thông tin quan trọng về Incoterms. Hải quan điện tử ECUS hy vọng qua bài viết, độc giả đã hiểu rõ incoterms là gì và các quy định liên quan. Việc nắm vững các điều khoản này sẽ giúp các bên trong giao dịch thương mại quốc tế tránh được những rủi ro không đáng có, đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn. Đừng quên cập nhật thường xuyên các phiên bản mới nhất của Incoterms để áp dụng chính xác theo từng tình huống cụ thể.
Nguyệt Nga