Diễn đàn Chuyển đổi số ngành công Thương 2024 hướng tới phát triển bền vững
Mới đây, ngày 21/11/2024, bộ Công thương đã tổ chức diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công thương năm 2024 tại Hà Nội với chủ đề: “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững”. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của hơn 500 doanh nghiệp trong các lĩnh vực như: Năng lượng, chuyển đổi số, sản xuất thông minh, thương mại điện tử… cùng các lãnh đạo và chuyên gia trong ngành. Dưới đây là những thông tin chính trong Diễn đàn Chuyển đổi số ngành công thương năm 2024.
Bối cảnh kinh tế toàn cầu và kinh tế số Việt Nam 2024.
1. Thực trạng thương mại điện tử trong nền kinh tế số
1.1. Về bối cảnh kinh tế toàn cầu và Việt Nam
Kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn phục hồi sau thời kỳ khó khăn kéo dài. Đến tháng 9/2024, các tổ chức quốc tế đều nhận định lạc quan hơn, dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2024 đạt 3,2%.
Các hoạt động dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ, sôi động hơn khu vực công nghiệp. Tại Việt Nam, nền kinh tế dự kiến tăng trưởng cao hơn năm 2023 từ 0,9 đến 1,1 điểm phần trăm, cho thấy tín hiệu tích cực trong bối cảnh chung.
>> Tham khảo: Các loại chi phí phổ biến trong xuất nhập khẩu.
1.2. Thực trạng thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn khắc phục và phục hồi thì thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam tiếp tục ghi thêm những dấu ấn nổi bật.
Theo báo cáo “Kinh tế số Đông Nam Á năm 2024” do Google - Temasek công bố, quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD, tăng 16% so với năm trước.
Đặc biệt, thương mại điện tử bán lẻ vẫn giữ vai trò trụ cột với giá trị 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
Thương mại điện tử và kinh tế số là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam, với quy mô nền kinh tế Internet ước đạt 36 tỷ USD năm 2024.
Thương mại điện tử bán lẻ chiếm 61% giá trị này, dự kiến tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.
1.3. Triển vọng và chiến lược
Với tốc độ tăng trưởng ổn định nhờ các lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu, kinh tế số Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Dự báo đến năm 2030, giá trị giao dịch toàn thị trường (GMV) có thể đạt từ 90-200 tỷ USD.
Đây là thời điểm quan trọng để xây dựng các mô hình mới và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, giúp nâng cao sức cạnh tranh và khả năng đương đầu của doanh nghiệp trong bối cảnh mới.
>> Tham khảo: Hiểu rõ điều kiện FCA trong xuất nhập khẩu.
1.4. Trọng điểm chiến lược kinh tế số trong năm 2024
“(i) Tăng cường xây dựng Chính phủ điện tử Bộ Công Thương;
(ii) Thúc đẩy phát triển Kinh tế số ngành Công Thương theo ba lĩnh vực ưu tiên là thương mại, công nghiệp - năng lượng, và dịch vụ logistics.”
Diễn đàn chuyển đổi số Bộ công thương 2024.
2. Nội dung thảo luận trong diễn đàn Chuyển đổi số bộ công thương 2024
2.1. Các nội dung thảo luận
Theo thông tin từ trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương, khách mời tham dự sự kiện và các chuyên gia tập trung chia sẻ, thảo luận các nội dung bao gồm:
(i) Các xu hướng áp dụng công nghệ trong quá trình chuyển đổi số, đặc biệt trong ngành Công Thương, cùng các giải pháp thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử và phát triển kinh tế số ngành Công Thương, tập trung vào các lĩnh vực chủ chốt như năng lượng, sản xuất thông minh, thương mại điện tử và logistics.
(ii) các giải pháp tiếp tục xây dựng thị trường TMĐT bền vững, thu hẹp khoảng cách số, tăng tính liên kết vùng, chú trọng đến yếu tố môi trường;
(iii) các giải pháp phát triển TMĐT và kinh tế số ngành Công Thương tại các địa phương.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.
2.2. Phiên hội thảo
Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương năm 2024 diễn ra với một phiên toàn thể và hai Hội thảo chuyên đề tập trung thảo luận về 02 chủ đề:
- Chủ đề của hội thảo 1 là “Chuyển đổi số - Chuyển đổi xanh trong sản xuất và năng lượng”
- Chủ đề của hội thảo 2 là “Xu hướng phát triển Thương mại điện tử bền vững trong kỷ nguyên số”.
Một số Nghị định liên quan đến tái tạo năng lượng.
2.3. Các chính sách pháp luật liên quan đến tái tạo năng lượng và quản lý đầu tư
Trong năm vừa qua, Chính phủ đã nỗ lực triển khai các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và quản lý đầu tư. Trong đó, có thể kể đến các Nghị định như:
- Nghị định số 80/2024/NĐ-CP: Ban hành ngày 3/7/2024, nghị định này quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn. Mục tiêu là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với nguồn điện tái tạo, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch và giảm phát thải khí nhà kính.
- Nghị định số 115/2024/NĐ-CP: Ban hành ngày 16/5/2024, nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất. Nghị định nhằm đảm bảo tính minh bạch, cạnh tranh và hiệu quả trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, đồng thời thúc đẩy phát triển các dự án đầu tư sử dụng đất một cách bền vững.
- Nghị định số 135/2024/NĐ-CP: Ban hành ngày 22/10/2024, nghị định này quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Mục tiêu là thúc đẩy việc lắp đặt và sử dụng điện mặt trời trên mái nhà, giảm áp lực lên lưới điện quốc gia và khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo trong cộng đồng.
Các nghị định này tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam, góp phần bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và hỗ trợ chuyển dịch năng lượng theo hướng bền vững.
>> Tham khảo: Quy trình xuất khẩu hàng hóa đường biển.
Như vậy, Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương năm 2024 không chỉ là cơ hội để các doanh nghiệp và chuyên gia ngành Công Thương gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, mà còn là nền tảng để định hình các chiến lược phát triển trong tương lai.
Với sự hỗ trợ từ chính sách vững chắc và tinh thần đổi mới, ngành Công Thương Việt Nam có thể vững bước trên hành trình số hóa, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường bền vững.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm khai báo hải quan ECUS, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://ecus.vn/