Trang chủ Tin tức EMC là phí gì trong xuất nhập khẩu? Cách tính và biểu phí EMC

EMC là phí gì trong xuất nhập khẩu? Cách tính và biểu phí EMC

Bởi: ecus.net.vn - 21/10/2024 Lượt xem: 358 Cỡ chữ tru cong

Phí EMC là một loại phụ phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Các loại chi phí này góp phần quan trọng trong việc quản lý thiết bị một cách an toàn và hiệu quả. Vậy EMC là phí gì trong xuất nhập khẩu, thời điểm áp dụng và cách tính, biểu phí như thế nào?

 

Chi phí ECM trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

Khái niệm phí EMC trong xuất nhập khẩu.

 

1.  EMC là phí gì trong xuất nhập khẩu? 

 

EMC là viết tắt của Equipment Management Charge, được hiểu là chi phí bảo trì thiết bị được áp dụng cho các hàng hóa nhập khẩu tại cảng Việt Nam.

 

Phí này được các cảng vụ hoặc nhà khai thác cảng thu nhằm mục đích để có kinh phí duy trì và quản lý hệ thống container của các hãng tàu.

 

>> Tham khảo: Original Bill Of Lading trong xuất nhập khẩu và quy định pháp lý của B/L.

 

2. Phí EMC được áp dụng khi nào?

 

Quy định áp dụng phí EMC

Thời điểm áp dụng phí EMC.

 

Phí EMC trong xuất nhập khẩu được áp dụng nhằm hỗ trợ duy trì, bảo dưỡng hệ thống container:

 

- Trong và sau quá trình vận chuyển: Nếu xảy ra các vấn đề như hỏng hóc trong quá trình vận chuyển, hãng tàu sẽ tiến hành sửa chữa container và phí EMC sẽ bù đắp các chi phí sửa chữa, bảo trì này.

 

- Bảo trì container: Các phương tiện container cần được bảo trì định kỳ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả vận chuyển theo quy định.

 

- Tối ưu hóa quá trình vận hành: Phí EMC sẽ tối ưu hóa quá trình vận chuyển, giảm thiểu chi phí và thời gian chờ đợi.

 

- Quản lý container rỗng: Phí EMC sẽ giúp quản lý chặt chẽ số lượng container rỗng tại các cảng, góp phần giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn.

 

Như vậy, phí EMC đóng vai trò quan trọng đối với việc duy trì hệ thống logistic, đảm bảo cho hệ thống được hoạt động liên tục, ổn định, quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa được diễn ra suôn sẻ.

 

>> Tham khảo: Các loại hình xuất nhập khẩu và bảng mã chi tiết của Tổng cục Hải quan.

 

3. Cách tính và biểu phí EMC

 

Biểu phí EMC

Hướng dẫn cách tính và biểu phí EMC.

 

Việc tính biểu phí EMC sẽ giúp doanh nghiệp nắm được khoản phụ phí phải chi trả cho việc quản lý và bảo trì các thiết bị sử dụng trong vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.

 

3.1. Căn cứ tính EMC

 

Phí EMC được tính căn cứ trên các yếu tố sau:

 

- Địa điểm vận chuyển: Phí EMC thay đổi tùy thuộc vào cảng đi và cảng đến.

 

- Loại Container: Vận chuyển sử dụng các loại Container khác nhau (loại Container 20 feet và loại Container 40 feet) sẽ có mức phí khác nhau.

 

- Thời gian lưu trữ: Thời gian lưu Container tại cảng càng lâu thì phí EMC càng cao.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

 

3.2. Biểu phí EMC

 

Biểu phí EMC hiện hành được áp dụng với tất cả các mặt hàng, loại trừ các mặt hàng đặc biệt như kim loại phế liệu, máy móc, clinker, các mặt hàng nặng như gỗ khúc, gỗ xẻ, đá,...

 

- Đối với Container 20 feet: Phí EMC là 235.000 đồng/Container.

 

- Đối với Container 40 feet: Phí EMC là 470.000 đồng/Container.

 

Riêng đối với các mặt hàng đặc biệt bị loại trừ ở trên:

 

- Đối với Container 20 feet: Phí EMC là 705.000 đồng/Container.

 

- Đối với Container 40 feet hoặc 45 feet: Phí EMC là 1.410.000 đồng/Container.

 

3.3. Cách giảm phí EMC

 

Phí EMC có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí chung, tác động đến giá thành của sản phẩm, làm giảm khả năng cạnh tranh. Vì vậy, để giảm phí EMC, doanh nghiệp có thể:

 

- Giảm thiểu thời gian lưu Container tại cảng.

 

- Lựa chọn các hãng tàu uy tín để có mức phí EMC hợp lý nhất.

 

- Trao đổi, thương lượng với hãng tàu để giảm phí EMC.

 

- Có kế hoạch vận chuyển đơn hàng cụ thể, tránh tình trạng lưu trữ hàng hóa quá lâu tại cảng.

 

Khi áp dụng phí EMC, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề:

 

- Nắm vững và tuân thủ chặt chẽ quy định pháp luật về phí EMC tại nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.

 

- Xác định các mặt hàng chịu phí EMC, mức phí EMC.

 

- Tính toán, lên kế hoạch để đảm bảo tối ưu chi phí EMC cần chi trả.

 

- Ghi lại và nộp báo cáo, biên lai và các tài liệu liên quan đến chi phí EMC.

 

- Theo dõi sự biến đổi chi phí EMC.

 

>> Tham khảo: Hướng dẫn tính DIM để tối ưu chi phí xuất nhập khẩu.

 

4. Phí EMC khác gì với EMF và có vai trò gì trong ngành Logistic?

 

Phân biệt phí EMC và EMF

Phí EMC và phí EMF hoàn toàn khác nhau.

 

Bên cạnh EMC thì phí EMF cũng là loại phụ phí quan trọng khi vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, phí EMF (Equipment Management Fee) là phí quản lý được một số hãng tàu như Cosco, EMC áp dụng để quản lý các Container, không phải tất cả các hãng tàu đều áp dụng.

 

Như vậy, phí EMC là phụ phí được toàn ngành Logistic áp dụng, còn phí EMF chỉ được một số hãng tàu áp dụng.

 

Phí EMC có tác động khá lớn đến ngành Logistic toàn cầu:

 

- Tăng chi phí vận hành: Phí EMC sẽ khiến chi phí vận hành chung của ngành Logistic tăng lên, ảnh hưởng đến giá cả thị trường.

 

- Thúc đẩy cải tiến công nghệ: Để giảm phí EMC, việc áp dụng công nghệ nhằm quản lý container thông minh, nâng cao hiệu quả vận hành là điều tất yếu.

 

- Định hình chính sách thương mại: Để giảm thiểu phí EMC, các quốc gia sẽ điều chỉnh chính sách thương mại phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

 

Trên đây là khái niệm phí EMC trong xuất nhập khẩu. Đây là chi phí bảo trì thiết bị được áp dụng cho các hàng hóa nhập khẩu tại cảng Việt Nam.

 

Doanh nghiệp cần nắm được cách tính, biểu phí để có phương án giảm chi phí EMC phù hợp, tăng khả năng cạnh tranh.

 

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm khai báo hải quan ECUS, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://ecus.vn/