Trang chủ Tin tức ETA ETD trong xuất nhập khẩu là gì? Phân biệt ETA và ETD

ETA ETD trong xuất nhập khẩu là gì? Phân biệt ETA và ETD

Bởi: ecus.net.vn - 08/11/2024 Lượt xem: 161 Cỡ chữ tru cong

ETA và ETD là hai thuật ngữ phổ biến trong logistics, đại diện cho những dự án quan trọng liên quan đến thời gian trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Hiểu các khái niệm này đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng và đảm bảo hàng hóa đến đúng lúc. Vậy ETA và ETD trong xuất nhập khẩu là gì, có điểm gì khác nhau?

 

Định nghĩa ETA và ETD

Khái niệm ETA và ETD trong xuất nhập khẩu.

 

1. ETA ETD trong xuất nhập khẩu là gì?

 

ETA và ETD là hai thuật ngữ quan trọng chuyên áp dụng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và logistic.

 

1.1. ETA là gì?

 

ETA là viết tắt của Estimated Time of Arrival, có nghĩa là thời gian dự kiến đến điểm cuối trong hành trình vận chuyển, được xác định theo đơn vị thời gian là ngày và giờ.

 

Đây là thuật ngữ quan trọng để các chuyên gia vận tải dự đoán khi nào hàng hóa về đến đích.

 

ETA phụ thuộc vào một số yếu tố như điều kiện giao hàng, các tác nhân khách quan có khả năng ảnh hưởng đến tiến độ vận chuyển hàng hóa.

 

Phương thức vận chuyển có thể là đường biển, hàng không hoặc vận chuyển nội địa như tàu lửa hoặc xe tải.

 

>> Tham khảo: Hướng dẫn chi tiết 3 cách tính thuế xuất nhập khẩu.

 

1.2. ETD là gì? 

 

ETD là viết tắt của hai thuật ngữ bao gồm Estimated Time of Departure (Thời gian dự kiến ​​khởi hành) và thuật ngữ Estimated Time of Delivery (Thời gian dự kiến giao hàng).

 

Hai thuật ngữ này rất dễ nhầm lẫn với nhau nhưng trên thực tế chúng phục vụ các mục đích khác nhau.

 

Thời gian dự kiến khởi hành: ETD thể hiện cho ngày và giờ dự kiến hàng hóa sẽ xuất phát khởi hành, đánh dấu điểm khởi đầu của hành trình vận chuyển.

 

Ví dụ: Hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không ETD từ sân bay Nội bài vào ngày 20/9.

 

Thời gian dự kiến giao hàng: trong nhiều trường hợp, ETD cũng có thể là Estimated Time of Delivery (Thời gian dự kiến giao hàng).

 

Theo thuật ngữ này, ETD đề cập đến ngày và giờ sẽ dự kiến giao hàng, nghĩa là thời gian hàng hóa được giao đến đích (điểm cuối cùng). Thuật ngữ ETD trong trường hợp này gần như đồng nghĩa với ETA.

 

>> Tham khảo: Chi phí Drop-off trong xuất nhập khẩu và cách tối ưu.

 

1.3. Vai trò của ETA và ETD trong xuất nhập khẩu 

 

ETA và ETD trong xuất nhập khẩu 

Vai trò của ETA và ETD trong xuất nhập khẩu.

 

ETA và ETD trong xuất nhập khẩu có vai trò như sau:

 

- Đảm bảo cho việc giao hàng được diễn ra đúng hạn, tới tay khách hàng đúng thời gian cam kết.

 

- Giúp doanh nghiệp sản xuất tránh được tình trạng ngừng sản xuất do thiếu hàng, hết hàng.

 

- Góp phần giúp các hoạt động ở cảng (điều hành, lưu thông hàng hóa) diễn ra khoa học, hiệu quả, giảm ùn tắc.

 

- Duy trì mức độ uy tín cho doanh nghiệp và các công ty giao hàng

 

- Góp phần giảm ô nhiễm môi trường do việc trì trệ giao thông trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

 

2. Sự giống và khác nhau ETA ETD trong xuất nhập khẩu

 

Dù hai thuật ngữ này khác nhau nhưng vẫn thường xuyên bị nhầm lẫn trong quá trình áp dụng. Vậy ETA và ETD có những điểm gì giống và khác nhau?

 

2.1. Điểm giống nhau của ETA ETD trong xuất nhập khẩu

 

ETA ETD trong xuất nhập khẩu nói chung, trong vận tải nói riêng đều có những điểm tương đồng sau:

 

- Đều là những thuật ngữ xác định thời gian dự kiến nên một số trường hợp thời gian không chính xác so với thực tế.

 

- ETA và ETD đều chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như phương tiện vận chuyển, điều kiện thời tiết, khối lượng hàng hóa, loại hàng hóa,...

 

- Hai thuật ngữ thường bị nhầm lẫn với (ATD)  - “Actual time of departure - thời gian khởi hành thực tế của lô hàng” và (ATA) - “Actual time of arriva: thời gian lô hàng đến điểm cuối trong hành trình vận chuyển”.

 

>> Tham khảo: Quy trình thanh toán LC đầy đủ.

 

2.2. Phân biệt ETA và ETD

 

Phân biệt ETA và ETD

Điểm khác biệt giữa ETA và ETD trong xuất nhập khẩu.

 

ETA là thời gian dự kiến hàng hóa đến cảng đích. Thời gian này phụ thuộc vào điều kiện giao hàng thực tế nhưng thông thường nó phản ánh tên một cảng hàng không hoặc cảng biển.

 

 

ETA

ETD

Khái niệm

ETA là viết tắt của Estimated Time of Arrival – Thời gian đến dự kiến

ETD là từ viết tắt của Estimated/Expected Time of Departure – Thời gian khởi hành dự kiến

Vai trò

ETA cung cấp thông tin cho người quản lý, nhà sản xuất và khách hàng, giúp họ biết được thời gian nào có thể sẵn sàng tiếp nhận và xử lý hàng hóa

ETD cung cấp thông tin quan trọng để lập kế hoạch, đảm bảo hàng hóa sẵn sàng được di chuyển đúng thời gian

Yếu tố ảnh hưởng

ETA thường được tính toán căn cứ theo lịch trình vận chuyển, tình hình giao thông và các biến đổi khác

ETD thường được đặt ngay từ đầu quá trình vận chuyển, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quá trình chuẩn bị hàng hóa, kiểm tra an toàn, và việc sắp xếp chuyến vận chuyển.

Cách xác định

Xác định dựa trên các thông tin cụ thể về quá trình vận chuyển

Xác định, ước tính dựa trên kế hoạch ban đầu

 

3. Cách nâng cao độ chính xác của ETA và ETD

 

ETA và ETD phụ thuộc vào nhiều yếu tố và dễ biến đổi nên để tăng độ chính xác của hai thuật ngữ này, bạn có thể áp dụng các cách sau:

 

- Nắm rõ thông tin phương tiện, cách thức vận chuyển: Tên phương tiện vận chuyển, số hiệu, hành trình, lịch cập cảng/bến.

 

- Kiểm tra thông tin tàu từ nhiều nguồn như website của hãng tàu, website của cảng: Một số web cho phép tra cứu vị trí chính xác của tàu trong 24h bằng định vị vệ tinh, đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển.

 

- Cập nhật kịp thời các tin tức từ đơn vị vận chuyển, cảng vận chuyển để nắm bắt kịp thời các thông tin quan trọng, kịp thời xử lý.

 

Nếu bạn chủ động trong việc theo dõi và nắm bắt thông tin thì có thể dễ dàng dự đoán trước các thay đổi, kịp thời ứng phó và xử lý các tình huống.

 

Việc nắm được các thuật ngữ quan trọng như ETA ETD trong xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng.

 

>> Tham khảo: Các loại hình xuất nhập khẩu và bảng mã chi tiết của Tổng cục Hải quan.

 

Dù bạn nhập một lô hàng nhỏ hay nhiều lô hàng quy mô lớn thì việc theo sát thời gian vận chuyển là điều cần thiết để nắm bắt được tình hình hàng hóa, tránh được những rủi ro không đáng có.

 

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm khai báo hải quan điện tử ECUS, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://ecus.vn/