Trang chủ Tin tức Tất tần tật những gì cần biết về FAK trong xuất nhập khẩu

Tất tần tật những gì cần biết về FAK trong xuất nhập khẩu

Bởi: ecus.net.vn - 30/10/2024 Lượt xem: 200 Cỡ chữ tru cong

FAK trong xuất nhập khẩu là một thuật ngữ phổ biến, được nhiều người lựa chọn khi vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nhau. Vậy FAK là gì? FAK mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp và khách hàng? Cần lưu ý gì khi sử dụng FAK trong hoạt động xuất nhập khẩu

 

Khái niệm FAK

FAK là viết tắt của từ Freight of All Kinds.

 

1. FAK trong xuất nhập khẩu là gì?

 

FAK là viết tắt của từ Freight of All Kinds: Là chính sách cước vận chuyển logistics áp dụng một mức giá cước thống nhất đối với nhiều loại hàng hóa, chứ không xác định riêng lẻ giá cước cho từng mặt hàng cụ thể.

 

FAK cho phép doanh nghiệp kết hợp nhiều mặt hàng thay vì một loại hàng hóa duy nhất như các hình thức vận chuyển khác. Do đó, hình thức này mang đến nhiều lợi ích cho cả người bán và người mua.

 

1.1. Ưu điểm của FAK trong xuất nhập khẩu

 

- Linh hoạt: Người bán có thể kết hợp nhiều loại hàng hóa trong cùng một container mà không ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển. Hình thức này cho phép sử dụng không gian hiệu quả hơn, và linh hoạt hơn trong chuỗi quản lý cung ứng. 

 

- Tính toán chi phí đơn giản: Thay vì tính toán chi phí vận chuyển cho từng loại hàng hóa, FAK sử dụng một mức giá vận chuyển duy nhất cho toàn bộ hàng hóa, từ đó, việc định giá trở nên dễ dàng hơn. 

 

- Tiết kiệm chi phí vận chuyển: Đặc biệt đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hóa đa dạng nhưng số lượng từng loại hàng không quá lớn.

 

- Đơn giản hóa thủ tục hải quan, giảm thiểu thời gian thông quan hàng hóa

 

- Giảm thiểu khả năng rủi ro khi vận chuyển: Nếu một loại hàng hóa bị hư hỏng hoặc mất mát, thì sẽ không ảnh hưởng đến toàn bộ lô hàng.

 

>> Tham khảo: Hướng dẫn chi tiết 3 cách tính thuế xuất nhập khẩu.

 

Chính sách FAK

Chính sách FAK mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

 

 

1.2. Nhược điểm của hình thức FAK

 

- Quản lý hàng hóa chuyên nghiệp: Các doanh nghiệp phải có hệ thống quản lý hàng hóa chuyên nghiệp để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển theo đúng kế hoạch, không bị hư hỏng hoặc mất mát. 

 

- Một số mặt hàng vẫn có thể phải chịu giá cước vận chuyển riêng.

 

- Bảo quản hàng hóa phức tạp: Cần có quy trình và tiêu chuẩn nghiêm ngặt để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn. 

 

- Rủi ro chậm trễ giao hàng: Có thể đến từ nhiều nguyên nhân như: tắc nghẽn giao thông, thủ tục thông quan phức tạp hoặc các sự cố bất ngờ không lường trước. 

 

- Bảo mật thông tin: Các doanh nghiệp cần sử dụng các biện pháp bảo mật mạnh mẽ để đảm bảo thông tin về hàng hóa luôn được bảo mật.

 

>> Tham khảo: Thủ tục di lý hàng hóa trong xuất nhập khẩu.

 

2. Một số lưu ý khi sử dụng FAK

 

- Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển uy tín: Cần lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm và dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tâm để có thể giải quyết các vấn đề phát sinh. 

 

- Đóng gói hàng hóa cẩn thận: Đóng gói hàng hóa chắc chắn, cẩn thận, sử dụng các vật liệu chống sốc, chống ẩm để chủ động bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển. 

 

- Mua bảo hiểm hàng hóa: Mua bảo hiểm hàng hóa để được bồi thường trong trường hợp hàng hóa bị mất, hư hỏng hoặc giao hàng không đúng hẹn. 

 

- Theo dõi hành trình vận chuyển của hàng hóa: Sử dụng công cụ theo dõi trực tuyến để nắm bắt thông tin vận chuyển và tình trạng của hàng hóa để kịp thời đưa ra biện pháp xử lý nếu phát sinh vấn đề. 

 

- Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hàng hóa: Kiểm tra kỹ lưỡng và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hải quan trước khi giao nhận hàng hóa để tránh các rắc rối không đáng có.

 

>> Tham khảo: Tìm hiểu về hóa đơn chiếu lệ và cách phân biệt PI và CI.

 

3. Một số thắc mắc thường gặp về FAK trong thực tế

 

3.1. Những mặt hàng nào không được vận chuyển theo FAK?

 

Mặc dù hiện nay, hầu hết các loại hàng hóa đều có thể vận chuyển theo hình thức FAK, nhưng một số mặt hàng yêu cầu xử lý đặc biệt hoặc loại container cụ thể có thể không đủ điều kiện để vận chuyển như: vật liệu nguy hiểm, hàng hóa có giá trị cao, hàng của Chính phủ hoặc quân đội, hoặc hàng hóa cứu trợ thiên tai…

 

3.2. Sự khác biệt giữa HS và FAK trong xuất nhập khẩu

 

 

Vận chuyển FAK cung cấp một mức giá đồng nhất cho các loại hàng hóa khác nhau.

 

Tuy nhiên, các loại hàng hóa vẫn yêu cầu phải được cung cấp thông tin chính xác về mã HS cho từng sản phẩm nhằm xác định thuế, phí hải quan với mức thuế khác nhau theo từng loại sản phẩm.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

 

3.3. Chi phí FAK trong xuất nhập khẩu là bao nhiêu?

 

Chi phí FAK

Khôngmức giá cố định áp dụng cho hình thức FAK.

 

Chi phí FAK không có mức giá cố định mà có sự thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như: 

 

- Nơi xuất hàng và nơi nhập hàng: Khoảng cách càng xa thì chi phí vận chuyển hàng hóa càng cao. 

 

- Trọng lượng tịnh và kích thước của hàng hóa

 

- Loại hình vận chuyển: Đường biển, đường hàng không, đường bộ… có giá cước phí vận chuyển khác nhau. 

 

- Thời điểm vận chuyển: Tình hình kinh tế và dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến giá cước vận chuyển hàng hóa. 

 

- Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển: Mỗi nhà cung cấp vận chuyển sẽ có bảng cước riêng, không có bảng giá cố định.

 

Do đó, để biết chính xác chi phí vận chuyển cho lô hàng của mình, độc giả cần liên hệ trực tiếp với các công ty vận tải để được báo giá.

 

Tóm lại, FAK là một hình thức giao dịch linh hoạt, mang đến nhiều lợi ích cho cả người mua và người bán.

 

Hy vọng qua bài viết, độc giả đã hiểu rõ các quy định về FAK trong xuất nhập khẩu để lựa chọn giải pháp vận chuyển hàng hóa phù hợp cho mình.

 

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm khai báo hải quan điện tử ECUS, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://ecus.vn/