Trang chủ Tin tức Quy trình nhập khẩu dây chuyền đồng bộ chi tiết

Quy trình nhập khẩu dây chuyền đồng bộ chi tiết

Bởi: ecus.net.vn - 31/03/2025 Lượt xem: 117 Cỡ chữ tru cong

Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu dây chuyền đồng bộ từ các nước trên thế giới nhằm nâng cao khả năng sản xuất, giảm giá thành thi công. Tuy nhiên, hoạt động này khá phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro vì khối lượng công việc và khâu chuẩn bị giấy tờ nhập khẩu tương đối lớn. Vì vậy, khi thực hiện doanh nghiệp cần nắm vững các quy định và thủ tục đăng ký, nhập khẩu dây chuyền đồng bộ dưới đây.

Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ cần tuân thủ quy định gì?

Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ.

Mục Lục

1. Quy định nhập khẩu dây chuyền đồng bộ

1.1. Căn cứ pháp lý về nhập khẩu dây chuyền đồng bộ

1.2. Quy định về việc dán nhãn khi nhập khẩu dây chuyền đồng bộ

1.3. Quy định về mã HS dây chuyền máy móc

2. Thuế nhập khẩu dây chuyền đồng bộ

3. Quy trình nhập khẩu dây chuyền đồng bộ

1. Quy định nhập khẩu dây chuyền đồng bộ

Dây chuyền đồng bộ được định nghĩa là một tập hợp các công việc được sắp xếp theo thứ tự tại nhà máy nơi vật liệu được đưa vào hệ thống xử lý để có thể tạo nên một sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, hoặc những bộ phận được sử dụng để chế tạo thành phẩm.

1.1. Căn cứ pháp lý về nhập khẩu dây chuyền đồng bộ

Việc nhập khẩu dây chuyền đồng bộ được quy định tại các văn bản pháp luật sau:

- Thông tư 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015.

- Thông tư số 14/2015/TT-BTC.

- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017.

- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi  bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.

- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.

- Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.

Đặc biệt, ngày 20/12/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 28/2022/QĐ-TTG sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/4/2019 quy định về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.

Một trong những nội dung đáng chú ý tại Quyết định này là bổ sung quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng theo phương pháp đơn giản hóa.

1.2. Quy định về việc dán nhãn khi nhập khẩu dây chuyền đồng bộ

Theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP, trên hàng hóa nhập khẩu nói chung, hàng hóa nhập khẩu là dây chuyền đồng bộ nói riêng cần có các thông tin sau:

- Thông tin nhà sản xuất.

- Thông tin nhà nhập khẩu.

- Thông tin chi tiết về dây chuyền đồng bộ.

- Xuất xứ hàng hóa.

Lưu ý: Các thông tin trên phải được thể hiện rõ ràng, chính xác, dễ kiểm tra. Nhãn phải được dán ở những nơi dễ nhìn như trên thùng hàng, trên bao bì hàng hóa,... và đảm bảo là vị trí dễ thấy, không bị bong tróc trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Nếu không dán nhãn trên hàng hóa nhập khẩu, theo Điều 22, Nghị định 128/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể bị phạt hành chính. Mức phạt căn cứ theo mức độ vi phạm và có thể lên tới 60 triệu đồng.

1.3. Quy định về mã HS dây chuyền máy móc

Nắm được HS Code của dây chuyền đồng bộ là vấn đề rất quan trọng, đặc biệt khi làm hồ sơ hải quan để nhập khẩu. Mỗi dây chuyền đồng bộ có chức năng và cách sử dụng khác nhau nên khá khó khăn để xác định mã HS. Để làm được điều này, bạn cần nắm rõ thông tin về sản phẩm, các linh kiện máy móc trong dây chuyền để từ đó xác định được mã HS và các chính sách nhập khẩu tương ứng.

Bạn có thể tham khảo chương 84, chương 85, chương 90 trong danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu dành cho các thiết bị máy móc để xác định được chính xác mã HS mà mình cần.

Bài viết liên quan:

  Nhập khẩu chính ngạch và phân biệt giữa nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch.

  Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu hóa chất về Việt Nam.

  Quy định quan trọng cần biết về hình thức nhập khẩu song song.

2. Thuế nhập khẩu dây chuyền đồng bộ

Nhập khẩu dây truyền đồng bộ

Thuế nhập khẩu dây chuyền đồng bộ.

Đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ phải đóng 2 loại thuế bắt buộc bao gồm: Thuế nhập khẩu và Thuế Giá trị gia tăng. tùy theo danh mục dây chuyền đồng bộ để áp dụng mức thuế suất.

Công thức tính thuế nhập khẩu dây chuyền đồng bộ:

Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x Thuế suất.

Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x Thuế GTGT.

3. Quy trình nhập khẩu dây chuyền đồng bộ

Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ

Quy trình nhập khẩu dây chuyền đồng bộ.

So với các mặt hàng khác, quy trình nhập khẩu dây chuyền đồng bộ sẽ phức tạp và có nhiều đặc trưng khác biệt:

Bước 1: Đăng ký danh mục

Căn cứ theo Thông tư 14/2015/TT-BTC, để nhập khẩu dây chuyền đồng bộ, bạn phải đăng ký danh mục hàng hóa là các linh kiện rời của dây chuyền đồng bộ. Mẫu đăng ký là Mẫu 01/ĐKDMTB/2015.

Khi đăng ký, bạn cần lưu ý một số mụ thông tin sau:

- Tên người khai hải quan: Phần này sẽ điền thông tin người đại diện, đơn vị chịu trách nhiệm cho lô hàng nhập khẩu.

- Hàng nhập khẩu máy liên hợp/tổ hợp máy: Phần này ghi rõ tên của dây chuyền đồng bộ cần nhập khẩu.

- Mã HS của hàng hóa xuất nhập khẩu: Ghi mã HS của dây chuyền đồng bộ đã được xác định trước đó.

- Thời gian nhập khẩu: Ghi chính dự kiến thời gian nhập khẩu (từ ngày nào đến ngày nào) kèm theo số lần nhập khẩu.

- Điểm tập kết lô hàng: Ghi địa điểm cập bến của lô hàng.

- Đăng ký tại Cơ quan Hải quan: Cần ghi địa chỉ của Chi cục Hải quan mà bạn sẽ tiến hành thông quan.

- Danh sách hàng hóa: Đây là mục quan trọng nhất, bạn cần lưu ý:

  • Ghi chi tiết từng phần, từng công đoạn trong hệ thống dây chuyền đồng bộ.
  • Liệt kê các máy móc, thiết bị thuộc chương 84, 85 và 90 của danh mục thiết bị máy móc nhập khẩu.
  • Lưu ý: Không ghi riêng phần linh kiện, máy móc ra phần khác cần phải được liệt kê vào phần thiết bị có ở trên.

- Giá thành: Ghi giá thành nếu có hoặc nếu không có giá của cả dây chuyền thì chỉ cần ghi tên hàng hóa.

Bước 2: Khai tờ khai hải quan

Sau khi chuẩn bị hồ sơ bao gồm đầy đủ các giấy tờ, bạn lên hệ thống Hải Quan VNACCS/VCIS để tiến hành khai báo online.

Bước 3: Kiểm tra tính đồng bộ đối với dây chuyền nhập khẩu

Việc giám định tính đồng bộ của máy móc dây chuyền thực hiện tương tự như kiểm tra chất lượng hàng hóa. Bạn sẽ phải đăng ký giám định với đơn vị được Nhà nước cấp phép.

Khi hàng hóa được thông quan tạm thời, bạn liên hệ với đơn vị giám định để thực hiện kiểm tra. Nếu dây chuyền đạt tiêu chuẩn, bạn sẽ được cấp chứng thư, bạn nộp lại cho Cơ quan Hải quan để tiến hành thông quan.

Bước 4: Mở tờ khai Hải quan

Sau khi đã khai báo tờ khai, sau khoảng 2-3 ngày làm việc bên hải quan sẽ trả về cho bạn kết quả phân luồng. Căn cứ vào kết quả phân luồng, lô hàng của bạn sẽ được thực hiện các bước mở tờ khai riêng. Bạn in tờ khai và mang đến chi cục hải quan để tiến hành thông quan.

Bước 5: Thông quan hàng hóa

Cán bộ hải quan sẽ kiểm tra, nếu hồ sơ hợp lệ, không có vấn đề gì về hàng hóa thì bạn sẽ được thông quan tạm thời. Lưu ý: Bạn chỉ được thông quan tạm thời.

Nếu bạn muốn thông quan chính thức, bạn cần nộp lại chứng thư đạt chuẩn và bổ sung các chứng từ còn thiếu.

Trên đây là quy trình nhập khẩu dây chuyền đồng bộ chi tiết. Việc nhập khẩu cho dây chuyền đồng bộ khá phức tạp. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện đúng các bước để được thông quan thành công.

Nguyệt Nga